.png)



LIÊN KẾT VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
LIÊN KẾT VỚI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC VÀ CÁC ĐỐI TÁC - TẠO CƠ HỘI VIỆC LÀM TIẾNG NHẬT CHO SINH VIÊN
CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG






Tin mới nhất

iên minh công đoàn lớn nhất ở Nhật Bản cho biết các công đoàn thành viên đã giành được mức tăng lương bình quân 5,46% từ tháng 4 năm nay, đánh dấu năm tăng lương mạnh nhất hơn 3 thập kỷ ở nước này và nối tiếp đà tăng mạnh của năm ngoái. Kết quả này được công bố ngay trước thềm cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) dự kiến diễn ra trong tuần này.
Các công đoàn và giới chủ sử dụng lao động ở Nhật Bản tiến hành đàm phán tiền lương vào mùa xuân hàng năm, để mức lương mới được áp dụng từ tháng 4 - thời điểm bắt đầu năm tài khóa mới. Cuộc đàm phán hàng tiền lương hàng năm, còn gọi là shunto, đã kết thúc tại các công ty lớn ở Nhật vào tuần vừa rồi, với kết quả đạt được cao hơn so với mức tăng lương của năm 2024.
Theo tờ báo Nhật Bản Nikkei, liên minh công đoàn Rengo hôm thứ Sáu cho biết hai tập đoàn Toyota và Hitachi đáp ứng hoàn toàn yêu cầu tăng lương của người lao động, đưa mức lương lên cao kỷ lục. Một số doanh nghiệp lớn khác như Nissan và Sharp không đáp ứng hết yêu cầu tăng lương, nhưng vẫn nâng lương cho người lao động.
Rengo - liên minh nghiệp đoàn có khoảng 7 triệu người lao động - cho biết kết quả ban đầu của cuộc đàm phán tiền lương tại các công ty lớn mà 760 công đoàn thành viên đạt được trong cuộc đàm phán năm nay cao hơn 0,18 điểm phần trăm so với mức tăng 5,28% đạt được vào năm ngoái.
Cùng với đó, đàm phán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại mức tăng lương bình quân 5,09%, tăng 0,67 điểm phần trăm so với năm ngoái.
“Kết quả ngày hôm nay là điểm khởi đầu cho việc thiết lập một giai đoạn mới. Chúng tôi tin là thời khắc thực sự quan trọng còn đang ở phía trước. Chúng ta cần thừa nhận việc hiển nhiên phải có một xã hội mà ở đó, tiền lương tăng để cải thiện cuộc sống của tất cả mọi người, gồm cả người lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ và những nơi làm việc không có tổ chức công đoàn”, Chủ tịch Tomoko Yoshino của Rengo nhấn mạnh.
Ông Yoshino cho biết cuộc đàm phán tiền lương năm nay đã làm sâu sắc thêm nhận thức rằng việc tăng đầu tư vào vốn liếng con người là “điều không thể thiếu cho sự tăng trưởng bền vững của của doanh nghiệp và cho việc cải thiện năng suất của Nhật Bản nói chung”. Ông nói thêm rằng kết quả của cuộc đàm phán năm nay “giữ vai trò quan trọng cho việc tăng lương bền vững trong năm tới và xa hơn nữa”.
Mức tăng bình quân của tiền lương mà 3.000 công đoàn thành viên của Rengo đưa ra cho giới chủ trong cuộc đàm phán năm nay là 6,09%, tăng 0,24 điểm phần trăm so với năm ngoái, đánh dấu lần đầu tiên vượt mức 6% kể từ năm 1993. Mức tăng lương 5,46% đạt được tại các công ty lớn là mạnh nhất kể từ năm 1991.
Giới phân tích nhận định kết quả khả quan của shunto năm nay cho thấy nền kinh tế Nhật đang dần hồi sinh sau “thập kỷ mất mát” - thời kỳ tăng trưởng thấp kéo dài.
Cuộc họp chính sách tiền tệ của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 18-19/3, tức ngày thứ Ba và thứ Tư tuần này. Theo dự báo, BOJ sẽ không thay đổi lãi suất ngắn hạn ở mức 0,5% trong lần họp này, sau 3 lần tăng kể từ tháng 3 năm ngoái.
Chiến lược gia Ataru Okumura của công ty SMBC Nikko Securities nói rằng khả năng BOJ tăng lãi suất dựa trên kết quả cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân trong lần họp này “về cơ bản là gần bằng 0”. Ông cho rằng khả năng cao nhất là BOJ sẽ có đợt tăng lãi suất tiếp theo trong mùa hè năm nay, sau đợt tăng gần đây nhất vào tháng 1.
Theo vị chuyên gia, hiện hiệu ứng của đợt nâng lãi suất vừa rồi vẫn còn chưa rõ ràng, nên BOJ sẽ không vội có động thái tiếp theo. Kết quả của shunto sẽ không thúc đẩy BOJ “tăng lãi suất nhanh tới mức không có thời gian tạm nghỉ nào”, ông nói.
Sau một thời gian tăng mạnh, đồng yên Nhật đã chững lại trong tuần vừa rồi. Phiên ngày thứ Sáu tại thị trường New York, đồng USD tăng giá gần 0,5% so với yên, đạt 148,5 yên đổi 1 USD. Cả tuần, USD tăng 0,3% so với yên. Vào đầu tuần trước, đồng yên đạt mức cao nhất 5 tháng so với USD, với dưới 146,6 yên đổi 1 USD.
Đến thời điểm hiện tại, BOJ có vẻ như đã đạt được mục tiêu tạo ra một vòng xoáy tăng lương - tăng giá. Ông Okumura tin rằng lạm phát ở Nhật sẽ duy trì trên mục tiêu 2% của BOJ nếu các công ty tiếp tục đạt được bước tiến trong việc tăng giá dịch vụ.
Nhưng dù cao nhất trong nhiều năm, tốc độ tăng lương ở Nhật hiện nay vẫn chưa đủ để bù tăng giá. Tốc độ lạm phát lõi ở Nhật trong tháng 1 là 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiền lương thực tế tháng 1 ở Nhật giảm 1,8% do mức tăng lương danh nghĩa thấp hơn tốc độ lạm phát - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2024.
Kết quả cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân ở Nhật năm nay là sự nối tiếp kết quả khả quan của năm ngoái. Năm 2024, đàm phán tại các doanh nghiệp lớn cho kết quả tăng lương 5,28%, cao nhất 33 năm và đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1991 vượt mức 5%.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Tiền lương ở Nhật tăng mạnh nhất 34 năm, BOJ rộng đường nâng lãi suất
Báo: vneconomy
Ngày: 19/03/2025
Link đến bài gốc: https://vneconomy.vn/tien-luong-o-nhat-tang-manh-nhat-34-nam-boj-rong-duong-nang-lai-suat.htm
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

iên minh công đoàn lớn nhất ở Nhật Bản cho biết các công đoàn thành viên đã giành được mức tăng lương bình quân 5,46% từ tháng 4 năm nay, đánh dấu năm tăng lương mạnh nhất hơn 3 thập kỷ ở nước này và nối tiếp đà tăng mạnh của năm ngoái. Kết quả này được công bố ngay trước thềm cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) dự kiến diễn ra trong tuần này.
Các công đoàn và giới chủ sử dụng lao động ở Nhật Bản tiến hành đàm phán tiền lương vào mùa xuân hàng năm, để mức lương mới được áp dụng từ tháng 4 - thời điểm bắt đầu năm tài khóa mới. Cuộc đàm phán hàng tiền lương hàng năm, còn gọi là shunto, đã kết thúc tại các công ty lớn ở Nhật vào tuần vừa rồi, với kết quả đạt được cao hơn so với mức tăng lương của năm 2024.
Theo tờ báo Nhật Bản Nikkei, liên minh công đoàn Rengo hôm thứ Sáu cho biết hai tập đoàn Toyota và Hitachi đáp ứng hoàn toàn yêu cầu tăng lương của người lao động, đưa mức lương lên cao kỷ lục. Một số doanh nghiệp lớn khác như Nissan và Sharp không đáp ứng hết yêu cầu tăng lương, nhưng vẫn nâng lương cho người lao động.
Rengo - liên minh nghiệp đoàn có khoảng 7 triệu người lao động - cho biết kết quả ban đầu của cuộc đàm phán tiền lương tại các công ty lớn mà 760 công đoàn thành viên đạt được trong cuộc đàm phán năm nay cao hơn 0,18 điểm phần trăm so với mức tăng 5,28% đạt được vào năm ngoái.
Cùng với đó, đàm phán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại mức tăng lương bình quân 5,09%, tăng 0,67 điểm phần trăm so với năm ngoái.
“Kết quả ngày hôm nay là điểm khởi đầu cho việc thiết lập một giai đoạn mới. Chúng tôi tin là thời khắc thực sự quan trọng còn đang ở phía trước. Chúng ta cần thừa nhận việc hiển nhiên phải có một xã hội mà ở đó, tiền lương tăng để cải thiện cuộc sống của tất cả mọi người, gồm cả người lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ và những nơi làm việc không có tổ chức công đoàn”, Chủ tịch Tomoko Yoshino của Rengo nhấn mạnh.
Ông Yoshino cho biết cuộc đàm phán tiền lương năm nay đã làm sâu sắc thêm nhận thức rằng việc tăng đầu tư vào vốn liếng con người là “điều không thể thiếu cho sự tăng trưởng bền vững của của doanh nghiệp và cho việc cải thiện năng suất của Nhật Bản nói chung”. Ông nói thêm rằng kết quả của cuộc đàm phán năm nay “giữ vai trò quan trọng cho việc tăng lương bền vững trong năm tới và xa hơn nữa”.
Mức tăng bình quân của tiền lương mà 3.000 công đoàn thành viên của Rengo đưa ra cho giới chủ trong cuộc đàm phán năm nay là 6,09%, tăng 0,24 điểm phần trăm so với năm ngoái, đánh dấu lần đầu tiên vượt mức 6% kể từ năm 1993. Mức tăng lương 5,46% đạt được tại các công ty lớn là mạnh nhất kể từ năm 1991.
Giới phân tích nhận định kết quả khả quan của shunto năm nay cho thấy nền kinh tế Nhật đang dần hồi sinh sau “thập kỷ mất mát” - thời kỳ tăng trưởng thấp kéo dài.
Cuộc họp chính sách tiền tệ của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 18-19/3, tức ngày thứ Ba và thứ Tư tuần này. Theo dự báo, BOJ sẽ không thay đổi lãi suất ngắn hạn ở mức 0,5% trong lần họp này, sau 3 lần tăng kể từ tháng 3 năm ngoái.
Chiến lược gia Ataru Okumura của công ty SMBC Nikko Securities nói rằng khả năng BOJ tăng lãi suất dựa trên kết quả cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân trong lần họp này “về cơ bản là gần bằng 0”. Ông cho rằng khả năng cao nhất là BOJ sẽ có đợt tăng lãi suất tiếp theo trong mùa hè năm nay, sau đợt tăng gần đây nhất vào tháng 1.
Theo vị chuyên gia, hiện hiệu ứng của đợt nâng lãi suất vừa rồi vẫn còn chưa rõ ràng, nên BOJ sẽ không vội có động thái tiếp theo. Kết quả của shunto sẽ không thúc đẩy BOJ “tăng lãi suất nhanh tới mức không có thời gian tạm nghỉ nào”, ông nói.
Sau một thời gian tăng mạnh, đồng yên Nhật đã chững lại trong tuần vừa rồi. Phiên ngày thứ Sáu tại thị trường New York, đồng USD tăng giá gần 0,5% so với yên, đạt 148,5 yên đổi 1 USD. Cả tuần, USD tăng 0,3% so với yên. Vào đầu tuần trước, đồng yên đạt mức cao nhất 5 tháng so với USD, với dưới 146,6 yên đổi 1 USD.
Đến thời điểm hiện tại, BOJ có vẻ như đã đạt được mục tiêu tạo ra một vòng xoáy tăng lương - tăng giá. Ông Okumura tin rằng lạm phát ở Nhật sẽ duy trì trên mục tiêu 2% của BOJ nếu các công ty tiếp tục đạt được bước tiến trong việc tăng giá dịch vụ.
Nhưng dù cao nhất trong nhiều năm, tốc độ tăng lương ở Nhật hiện nay vẫn chưa đủ để bù tăng giá. Tốc độ lạm phát lõi ở Nhật trong tháng 1 là 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiền lương thực tế tháng 1 ở Nhật giảm 1,8% do mức tăng lương danh nghĩa thấp hơn tốc độ lạm phát - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2024.
Kết quả cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân ở Nhật năm nay là sự nối tiếp kết quả khả quan của năm ngoái. Năm 2024, đàm phán tại các doanh nghiệp lớn cho kết quả tăng lương 5,28%, cao nhất 33 năm và đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1991 vượt mức 5%.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Tiền lương ở Nhật tăng mạnh nhất 34 năm, BOJ rộng đường nâng lãi suất
Báo: vneconomy
Ngày: 19/03/2025
Link đến bài gốc: https://vneconomy.vn/tien-luong-o-nhat-tang-manh-nhat-34-nam-boj-rong-duong-nang-lai-suat.htm
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

Tỉnh Niigata thuộc tiểu vùng Hokuriku, vùng Chubu, trên đảo Honshu, thường được ca ngợi với cảnh quan núi non hùng vĩ, những suối nước nóng thư giãn và rượu sake nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, Niigata cũng là một tỉnh có đóng góp đáng kể cho nền công nghiệp Manga - Anime ở Nhật.
Quê hương của những tác giả lừng danh
Theo thống kê, ước tính có hơn 100 Mangaka xuất thân từ tỉnh Niigata. Trong đó có nhiều tác giả nổi tiếng như Fujio Akatsuka (còn được gọi là "Vua truyện tranh hài hước", tác giả của Osomatsu-kun), Rumiko Takahashi (tác giả của Inuyasha), Takeshi Obata (họa sĩ của Death Note), Nobuhiro Watsuki (tác giả Rurouni Kenshin)...
Vậy tại sao lại có nhiều Mangaka đến từ tỉnh Niigata?
Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó có một giả thuyết thú vị của Koike Toshiharu - giám đốc không gian Niigata City Manga House.
Ông cho rằng việc số lượng lớn các họa sĩ truyện tranh sinh ra ở Niigata là do mùa đông nơi đây kéo dài và lạnh lẽo. Việc ngồi dưới chiếc bàn sưởi kotatsu ấm áp rồi vẽ vời hoặc đọc truyện tranh là một cách tuyệt vời để giết thời gian. Nó dần trở thành một thói quen, và có nhiều người đã sáng tạo nên câu chuyện của riêng mình trong mùa đông như thế.
Nơi nuôi dưỡng tài năng Manga
Còn xét theo thực tế, việc Niigata có nhiều Mangaka là vì chính sách xây dựng, phát triển nhân tài trong ngành tại địa phương.
Niigata City Manga House ở thành phố Niigata là nơi cung cấp các lớp học vẽ Manga miễn phí có tên gọi là “Manga no Ippo” (nghĩa là “bước đầu tiên của manga”) dành cho người mới bắt đầu ở mọi lứa tuổi.
Tại đây, những ai có ước mơ làm họa sĩ truyện tranh có thể đến để học những kiến thức căn bản về sáng tác Manga từ các họa sĩ có tay nghề cao và được hỗ trợ để phát triển năng khiếu của bản thân.
Sau đó, người học có thể tiếp tục theo học tại Cao đẳng Hoạt hình và Manga Nhật Bản. Đây là một học viện cung cấp chương trình giáo dục toàn diện trong nghề về hoạt hình và truyện tranh, đảm bảo sinh viên được chuẩn bị tốt nhất để bước vào ngành công nghiệp giải trí 2D. Học viện ghi dấu ấn khi đạt tỷ lệ có việc làm đến 100% cho sinh viên tốt nghiệp từ trường.
Những Mangaka mới xuất hiện trong ngành sẽ được giới thiệu tại Cuộc thi Manga Niigata, được khởi xướng vào năm 1998. Ở cuộc thi này, những tác giả mới ra mắt sẽ có cơ hội đưa tác phẩm của họ đến với độc giả, được các “bậc thầy” Mangaka đánh giá, cho lời khuyên và truyền đạt kinh nghiệm.
Cuộc thi này thu hút hàng nghìn bài dự thi của các họa sĩ trong nước và quốc tế, giúp nhiều họa sĩ tài năng có cơ hội tỏa sáng trong giai đoạn khởi nghiệp với nghề.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Niigata: Một “ốc đảo” Manga và Anime ít được biết đến
Báo: kilala
Ngày: 18/03/2025
Link đến bài gốc: https://kilala.vn/du-lich-nhat/niigata-mot-oc-dao-manga-va-anime-it-duoc-biet-den.html
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban
.jpg)
Kinhtedothi - Theo dữ liệu công bố vào thứ Sáu, số người nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng nhanh gấp đôi so với dự đoán của chính phủ, đạt mức kỷ lục 3,77 triệu người vào năm ngoái, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt đỉnh.
Tình trạng gia tăng này đến từ việc ngày càng nhiều lao động có tay nghề từ Nam Á và Đông Nam Á đến “đất nước mặt trời mọc” làm việc.
Theo Cơ quan Dịch vụ Di trú Nhật Bản, số cư dân nước ngoài đã tăng khoảng 358.000 người, tương đương 10,5% chỉ trong một năm, nâng tổng số lên gần 1 triệu người trong ba năm qua.
Trước đây, Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số Quốc gia Nhật Bản dự báo lượng người di cư hàng năm vào Nhật Bản sẽ vào khoảng 165.000 người, với tỷ lệ cư dân nước ngoài dự kiến vượt 10% tổng dân số vào năm 2067. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng hiện tại và tỷ lệ sinh giảm mạnh hơn dự kiến, mốc này có thể đạt được sớm hơn nhiều.

Số lượng người nước ngoài tại Nhật Bản đạt kỷ lục. Ảnh: The Japan Times
Tăng trưởng chủ yếu nhờ vào lao động nhập cư
Phần lớn sự gia tăng dân số nước ngoài đến từ nhóm lao động nhập cư. Số người có thị thực lao động có tay nghề cụ thể đã tăng 36,5% so với năm trước, trong khi số lao động có tay nghề cao tăng 19,8%.
Liên quan đến quốc tịch, các cộng đồng đến từ Nam Á và Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đáng chú ý, số cư dân đến từ Nepal tăng 57.000 người, từ Myanmar tăng 55,5%, trong khi Sri Lanka và Indonesia lần lượt tăng 35,2% và 34%.
Một số chuyên gia từng dự đoán đồng yên yếu có thể khiến Nhật Bản kém hấp dẫn với lao động nước ngoài do mức lương quy đổi sang ngoại tệ giảm giá trị. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng đã khiến các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào lao động nhập cư.
Bài đọc thêm: Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi, duy trì triển vọng tăng lãi suất
Các ngành như xây dựng, chăm sóc điều dưỡng và sản xuất - nơi có tỷ lệ việc làm cao hơn số lượng ứng viên - đang tích cực tuyển dụng lao động nước ngoài hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng lao động nước ngoài trong các vị trí quản lý và lãnh đạo. Chính phủ đã mở rộng phạm vi các ngành nghề thuộc diện tình trạng cư trú lao động có tay nghề loại 2, cho phép gia hạn thị thực vô thời hạn. Nhờ đó, số cư dân thuộc diện này đã tăng hơn 20 lần, đạt 832 người vào năm ngoái.
Những yếu tố thúc đẩy làn sóng nhập cư
Bên cạnh nhu cầu lao động tại Nhật Bản, hoàn cảnh kinh tế tại các quốc gia xuất xứ cũng góp phần thúc đẩy làn sóng nhập cư.
Khi nền kinh tế ở các quốc gia châu Á mới nổi phát triển mạnh mẽ, ngày càng có nhiều người theo đuổi giáo dục đại học. Tuy nhiên, số lượng việc làm tương xứng với trình độ học vấn tại các quốc gia này vẫn còn hạn chế, khiến nhiều lao động có tay nghề tìm đến Nhật Bản.
Dù Trung Đông, Singapore và Malaysia cũng là những điểm đến phổ biến, nhưng Nhật Bản ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ các chính sách thu hút lao động nước ngoài, chẳng hạn như chương trình thị thực lao động có tay nghề cụ thể.
Nhằm hỗ trợ nhóm dân số này, chính quyền Nhật Bản đã mở rộng hệ thống dịch vụ hỗ trợ công dân nước ngoài. Đến năm tài chính 2023, số lượng trung tâm tư vấn một cửa dành cho người nhập cư đã tăng lên 261 trung tâm, so với 139 trung tâm vào năm 2019. Bên cạnh đó, số lượng tổ chức giáo dục tiếng Nhật cũng tăng 20% trong vòng 5 năm, đạt 2.727 cơ sở.
Dù vậy, theo Giáo sư Keizo Yamawaki của Đại học Meiji, chính sách hội nhập tại Nhật Bản vẫn còn nhiều thách thức:
"Các trung tâm tư vấn vẫn còn thiếu nhân sự có chuyên môn. Hơn nữa, vì chính quyền địa phương tự quyết định chương trình giảng dạy và tài liệu cho các lớp học tiếng Nhật, nên có nhiều sự khác biệt giữa các khu vực."
Ông cũng nhấn mạnh chính phủ cần hành động nhanh chóng để xây dựng một xã hội đa văn hóa và gắn kết hơn, bao gồm soạn thảo luật phù hợp và đảm bảo ngân sách hỗ trợ.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Số lượng người nước ngoài tại Nhật Bản đạt kỷ lục
Báo: kinhtedothi
Ngày: 17/03/2025
Link đến bài gốc: https://kinhtedothi.vn/so-luong-nguoi-nuoc-ngoai-tai-nhat-ban-dat-ky-luc.html
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

Ngày 12/3, các công ty tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đã công bố mức tăng lương mạnh trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng đối với các hộ gia đình, trong khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tiếp tục theo dõi thị trường để tìm dấu hiệu tăng lãi suất.
Mỗi mùa Xuân, các công đoàn và ban quản lý doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận được gọi là “shunto” để thiết lập mức lương tháng trước khi năm tài chính mới của Nhật Bản bắt đầu vào tháng Tư. Theo Hội đồng Công đoàn Công nhân luyện kim Nhật Bản (JCM), một liên minh các công đoàn trong ngành sản xuất, hầu hết các tổ chức thành viên đều đạt được mức tăng lương gần bằng năm trước.
Trong số 53 công đoàn lao động lớn thuộc JCM, trong đó có Toyota Motor và Hitachi, 50 công đoàn đã nhận được phản hồi tính đến chiều 12/3. Mức tăng lương cơ bản trung bình tính đến ngày 12/3, không bao gồm mức tăng lương thường xuyên, là 14.566 yen (khoảng 98 USD) tương đương 99,5% mức của năm trước.
Toyota Motor thông báo rằng họ đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công đoàn. Công đoàn Công nhân Toyota Motor đã yêu cầu khoản tiền thưởng tương đương với 7,6 tháng lương, tương tự như yêu cầu của năm ngoái, là mức cao nhất kể từ năm 1999. Công đoàn cũng đã đưa ra các yêu cầu cụ thể từ tăng 9.950 - 24.450 yen lương hàng tháng cho từng loại công việc. Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản dự đoán lợi nhuận ròng sẽ giảm 9% so với cùng kỳ năm trước trong năm tài chính kết thúc vào tháng Ba. Toyota dự định đưa ra cách phân bổ mức tăng lương phản ánh hiệu suất làm việc của từng nhân viên và xem xét lại hệ thống nhân sự đối với đội ngũ kỹ thuật.
Theo Rengo - Liên đoàn Công đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản, nhu cầu tăng lương từ các công đoàn Nhật Bản rất mạnh mẽ. Tuần trước, Rengo cho biết, các yêu cầu được khoảng 3.000 công đoàn trực thuộc Rengo đệ trình có mức tăng trung bình 6,09%, tăng 0,24 điểm phần trăm so với năm trước và lần đầu tiên vượt mốc 6% kể từ năm 1993.
Làn sóng tăng lương liên tục diễn ra trong bối cảnh lạm phát gia tăng, chủ yếu do giá thực phẩm và năng lượng. Theo số liệu thống kê của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản đã tăng lên 4,0% vào tháng 1/2025, đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2023. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, tăng 3,2%.
Nhà kinh tế trưởng tại Mitsubishi UFJ Research & Consulting, Shinichiro Kobayashi, cho biết: “Do chi phí tăng lương cũng sẽ thúc đẩy lạm phát nên chu kỳ lành mạnh của phân phối tiền lương và tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục và phát huy hiệu quả”.
Đây sẽ là một lý do nữa khiến BoJ tìm kiếm lãi suất ở “mức trung lập”, mà phần lớn thị trường tin rằng ít nhất là 1%. Lãi suất chính sách hiện tại là 0,5%. Điều này cũng đưa Nhật Bản vào đúng lộ trình chấm dứt nới lỏng tiền tệ kéo dài, vốn được thực hiện trong thời kỳ giảm phát của đất nước dẫn đến giai đoạn tăng trưởng kinh tế thấp được gọi là “những thập kỷ mất mát”.
Cuộc họp chính sách tiếp theo của BoJ dự kiến diễn ra vào ngày 18-19/3.
Chuyên gia Kobayashi cho biết, kết quả của “shunto” khó có thể buộc BoJ phải đưa ra quyết định tăng lãi suất mới và suy đoán rằng quyết định này có thể được đưa ra vào mùa Hè.
Trong khi đó, một số nhà kinh tế đã nêu lên mối lo ngại rằng mức tăng lương hiện tại có thể không đủ để bù đắp lạm phát, có khả năng gây ra sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng.
Theo nhà kinh tế trưởng Saisuke Sakai tại Viện nghiên cứu Mizuho: “Giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ đáng báo động. Mặc dù tăng lương là một diễn biến tích cực, nhưng chi phí hàng hóa đang tăng thậm chí còn nhanh hơn”. Ông cho biết, với mức giá hàng hóa cao kìm hãm mức tăng trưởng tiền lương thực tế, lạm phát sẽ tiếp tục cản trở sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.
Chuyên gia Sakai Sakai cũng cho rằng cái gọi là “Trumpcession” (lo ngại rằng các mức thuế doTổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt có thể làm chậm lại nền kinh tế nước này) có thể chỉ có tác động hạn chế đối với nền kinh tế Nhật Bản. Nhà phân tích này cho rằng, GDP của Mỹ có khả năng suy thoái tối đa là khoảng 0,5%, và nói thêm rằng thị trường có thể đang “đánh giá thấp tình trạng tăng trưởng của Mỹ”.
Một mối quan ngại khác là liệu các đợt tăng lương tại các tập đoàn lớn có lan tỏa đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn chiếm hơn 99% tổng số công ty và khoảng 70% lực lượng lao động tại Nhật Bản - hay không. Nền kinh tế già hóa có khả năng tăng trưởng hạn chế trong thị trường lao động, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ buộc phải trả lương cao hơn hoặc sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút lao động.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Các doanh nghiệp Nhật tăng lương mạnh khi lạm phát gia tăng
Báo: bnews
Ngày: 14/03/2025
Link đến bài gốc: https://bnews.vn/cac-doanh-nghiep-nhat-tang-luong-manh-khi-lam-phat-gia-tang/366002.html#google_vignette
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

Tokyo là nơi giao thoa giữa truyền thống và đương đại, với các di tích lịch sử, đền đài, cùng với nhiều khu thương mại sầm uất. Tokyo còn có vô vàn công viên xanh mát cùng nền ẩm thực đa dạng. Vì vậy trong hành trình khám phá đất nước mặt trời mọc của mình, dường như chẳng du khách nào có thể bỏ quên Tokyo.

Một khu phố sầm uất cho tín đồ thích mua sắm ở Tokyo. Ảnh: Tuệ Nhi.

Tokyo ngày nay là trung tâm hành chính của Nhật Bản và cũng là một trong những trung tâm hành chính lớn của thế giới. Ảnh: Tuệ Nhi.
Là thủ đô của Nhật Bản và là 1 trong 47 tỉnh thuộc vùng Kanto của Nhật Bản, Tokyo được chia thành thành những khu đặc biệt nằm phần lớn ở phía đông và vùng Tama chạy dọc về hướng tây. Xa xưa kinh đô Tokyo có tên là Edo(nghĩa là cửa sông) và nó được đổi tên thành Tokyo khi trở thành kinh đô của vương triều vào năm 1869 cho đến ngày 1-5-1889 thành phố Tokyo chính thức được thành lập.

Đường phố xanh, sạch và đẹp. Ảnh: Tuệ Nhi.

Hàng cây ngân hạnh nổi tiếng lá đang chuyển vàng rực rỡ. Ảnh: Tuệ Nhi.
Tokyo ngày nay là trung tâm hành chính của Nhật Bản và cũng là một trong những trung tâm hành chính lớn của thế giới.
Dạo quanh một vòng Tokyo, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ xa hoa của các khu đô thị sầm uất, nhưng đồng thời cũng có thể cảm nhận sâu sắc những nét văn hóa đặc trưng nhất của xứ sở hoa anh đào. Nhất là về đêm, thành phố này trở nên lung bởi ánh sáng từ đường phố, từ những trung tâm thương sầm uất với vô vàn cửa hiệu và cả từ những ngôi nhà chọc trời.

Một ngã tư nổi tiếng về lượng người đi bộ qua đây. Ảnh: Tuệ Nhi.

Tokyo còn nổi tiếng với tháp Tokyo Skytree, công trình cao thứ 2 tại Nhật Bản (332,9m) và được coi biểu tượng của đất nước này. Ảnh: Tuệ Nhi.
Ghé Tokyo bạn cũng sẽ thấy hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường bộ và đường hàng không ở đây phát triển hiện đại. Giao thông công cộng ở Tokyo chủ yếu là hệ thống xe lửa và tàu điện ngầm.

Du khách vô cùng thích thú khi thưởng thức món bò Wagyu nổi tiếng của Nhật Bản. Ảnh: CTV

Một góc Tokyo qua cửa sổ nhà hàng. Ảnh: Tuệ Nhi.
Đường phố ở đây vô cùng xanh, sạch và đẹp. Nhất là tiết trời thu chuyển đông, những hàng cây chạy dọc các tuyến đường lá đều chuyển màu vàng hoặc màu đỏ rất rực rỡ. Thời điểm chúng tôi ghé Tokyo vào trung tuần tháng 11, những hàng cây hạnh ngân nổi tiếng ở đây có nhiều cây lá đã chuyển màu vàng nhưng cũng có cây còn giữ nguyên màu xanh. Theo người dân địa phương do nền nhiệt độ cao nên có tình trạng như vậy.

Đường phố ở Tokyo khá yên tĩnh. Tuệ Nhi.

Một quán Coffee nhỏ nhưng rất thú vị. Ảnh: Tuệ Nhi.
Tokyo cũng có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Nhiều trường danh giá nhất Nhật Bản nằm ở thành phố này như: Đại học Tokyo, Đại học Hitotsubashi, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Waseda và Đại học Keio.

Rực rỡ về đêm. Ảnh: Tuệ Nhi

Một tiết mục độc đáo dành cho du khách tại một nhà hàng. Ảnh: Tuệ Nhi.
Tokyo có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, khí hậu ôn đới gió mùa với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè nóng ẩm và mùa đông ôn hòa đến mát mẻ, thỉnh thoảng có đợt lạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Tokyo rơi vào khoảng 5°C đến 27°C. Tuyết ở Tokyo thường rơi vào tháng 1 và tháng 2. Tháng 8 là tháng ấm nhất nhiệt độ trung bình khoảng 26°C. Từ tháng 12 đến tháng 2 thời tiết khá lạnh khoảng 5°C.

Hiện đại đan xen truyền thống ở Tokyo. Ảnh: Tuệ Nhi.

Một phương tiện khiến du khách thích thú trải nghiệm. Ảnh: Tuệ Nhi.
Đối với tín đồ đam mê ăn uống, Tokyo được coi là thiên đường ẩm thực. Đến đây bạn sẽ được thưởng thức các món ăn từ bình dân cho đến các món ăn cao cấp. Theo người dân địa phương Sushi – món ăn truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản mà cả thế giới biết đến có xuất xứ từ thành phố này. Đặc biệt, bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn đường phố ngon tại khu vực ga xe lửa, dưới tầng hầm hoặc đến Honoji.

Ẩm thực ở Tokyo phong phú. Ảnh: Tuệ Nhi.

Một cửa hàng bánh nổi tiếng. Ảnh: Tuệ Nhi.
Còn đối với tín đồ mua sắm, Tokyo sẽ làm bạn hài lòng với những khu phố sầm uất cùng những món đồ từ bình dân giá rẻ đến những loại mặt hàng cao cấp của những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Vịnh ODaiba nổi tiếng. Ảnh: Tuệ Nhi.

Đây là một hòn đảo nhân tạo lớn, rất phát triển, đông đúc và là niềm tự hào của người dân Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Tuệ Nhi.
Tokyo còn nổi tiếng với tháp Tokyo Skytree, công trình cao thứ 2 tại Nhật Bản (332,9m) và được coi biểu tượng của đất nước này. Tháp có đài quan sát toàn thành phố nằm trên đỉnh tháp kết hợp trung tâm thương mại, nhà hàng… nằm tại quận Sumida Tokyo. Phía dưới tháp Tokyo Skytree là khu vực Tokyo Solamachi, một trung tâm thương mại với hơn 300 cửa hàng được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé qua.

Những con đường tuyệt đẹp tại đảo. Ảnh: Tuệ Nhi.

Vô vàn góc sống ảo tại hòn đảo này. Ảnh: Tuệ Nhi.
Tokyo có một điểm đến khiến du khách không thể bỏ qua là ngã tư Shibuya. Ngã tư này được biết đến với biệt danh là giao lộ đi bộ bận rộn bậc nhất trên thế giới. Theo người dân địa phương, cao điểm có tới khoảng 3.000 người qua đường cùng một lúc.
Tokyo còn có Đền Sensoji nằm ở Asakusa. Với lịch sử hơn 1300 năm, đây là một trong những ngôi đền nổi tiếng và lâu đời ở thành phố này. Diện tích của ngôi đền khá rộng nên bạn có thể ghé từng địa điểm trong đền.

Tokyo còn có Đền Sensoji nổi tiếng nằm ở Asakusa. Ảnh: Tuệ Nhi.

Với lịch sử hơn 1300 năm, đây là một trong những ngôi đền nổi tiếng và lâu đời ở thành phố này. Ảnh: Tuệ Nhi.
Đến Tokyo, bạn nhất định phải ghé Đảo nhân tạo Odaiba, hòn đảo giữa lòng vịnh Tokyo. Đây là công trình được xây dựng từ thời Edo và là một trong những niềm tự hào lớn của người Nhật Bản. Được xây dựng vào năm 1850 và được mở rộng trở thành bến cảng. Đến nay, đảo Odaiba đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành khu thương mại, giải trí lớn với dân số đông đúc và thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm.

Tokyo là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Nhật Bản của bạn. Ảnh: Tuệ Nhi.

Tokyo có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, khí hậu ôn đới gió mùa với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Ảnh: Tuệ Nhi.
Trong hành trình khám phá Nhật Bản, chúng tôi cũng được ghé Đảo Odaiba. Odaiba rộng rãi cùng với những cung đường được thiết kế để bạn thoải mái đi bộ, ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành. Khu vực đảo cũng là nơi tập trung nhiều trung tâm thương mại, công viên, khu mua sắm, nhà hàng, những điểm check-in sống ảo vô cùng ấn tượng.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Nhật Bản thông qua cơ chế mới thay thế chương trình thực tập sinh quốc tế
Báo: baomoi
Ngày: 13/03/2025
Link đến bài gốc: https://baomoi.com/kham-pha-tokyo-linh-hon-trai-tim-cua-dat-nuoc-nhat-ban-c51695725.epi
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

Ngày 11/3, Nội các Nhật Bản đã thông qua chính sách cơ bản về cơ chế mới thay thế cho chương trình thực tập sinh quốc tế gây nhiều tranh cãi, nhấn mạnh cơ chế này nhằm thu hút lao động nước ngoài giải bài toán thiếu hụt lao động trầm trọng tại “đất nước Mặt Trời mọc”. Chính sách mới cho thấy sự thay đổi lớn trong quan điểm chính thức của Nhật Bản về tiếp nhận lao động nước ngoài.
Cụ thể, hệ thống mới dự kiến sẽ được áp dụng từ tháng 6/2027, về nguyên tắc khuyến khích người lao động sau 3 năm có thể chuyển sang chế độ thị thực Lao động kỹ năng đặc định có thời hạn lưu trú dài hơn. Người lao động sẽ được phép thay đổi nơi làm việc, chủ lao động trong cùng một ngành nghề với một số điều kiện nhất định như đã làm công việc đó hơn 1 năm, có trình độ ngoại ngữ và kỹ năng chuyên môn đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định. Trước đó, việc không cho phép thay đổi nơi làm việc theo cơ chế cũ khiến nhiều lao động gặp phải những vấn đề như không được thanh toán lương, bạo hành hay bắt làm việc quá giờ trong thời gian dài mà không có lý do.
Hệ thống mới yêu cầu cả lao động nước ngoài và chủ sử dụng lao động phải nộp thuế và đóng bảo hiểm xã hội. Những lao động nước ngoài có tay nghề cao không thể làm việc do mang thai và sinh con thì khoảng thời gian nghỉ này được miễn tính vào tổng thời gian lưu trú 5 năm theo thị thực. Những lao động nước ngoài làm việc theo chương trình thực tập sinh kỹ năng hiện nay cũng được áp dụng biện pháp miễn trừ này.
Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng, Thủ tướng Shigeru Ishiba nhấn mạnh rằng trong bối cảnh cuộc chạy đua thu hút nhân tài nước ngoài ngày càng gay gắt trên toàn cầu, chính sách cơ bản có vai trò quan trọng để biến Nhật Bản thành một đất nước có môi trường làm việc hấp dẫn.
Chương trình thực tập sinh kỹ thuật hiện nay của Nhật Bản được áp dụng từ năm 1993 nhằm cải thiện năng lực kỹ thuật của lao động nước ngoài từ các quốc gia đang phát triển. Chương trình này bị chỉ trích là phương thức để Nhật Bản nhập khẩu lao động giá rẻ. Năm 2019, Nhật Bản triển khai chính sách thị thực kỹ năng đặc định trong 16 ngành như xây dựng, điều dưỡng, nông nghiệp…, những ngành đang chật vật do thiếu hụt lao động ngiêm trọng. Chương trình này giới hạn người lao động có thị thực kỹ năng đặc định loại 1 có thể lưu trú tại Nhật Bản tối đa 5 năm, trong khi thị thực loại 2 không giới hạn thời gian lưu trú, mở đường xin tư cách thường trú nhân và cho phép người lao động đưa gia đình đến Nhật Bản.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, số lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản đã đạt mức kỷ lục 2,3 triệu người vào cuối tháng 10 năm ngoái, tiếp tục xu hướng liên tiếp đạt được các mức cao kỷ lục kể từ năm 2013. Theo số liệu mới nhất, số lượng người sở hữu thị thực lao động kỹ năng đặc định hiện là 206.995 người, tăng gần 50% so với 5 năm trước.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Nhật Bản thông qua cơ chế mới thay thế chương trình thực tập sinh quốc tế
Báo: bnews
Ngày: 12/03/2025
Link đến bài gốc: https://bnews.vn/nhat-ban-thong-qua-co-che-moi-thay-the-chuong-trinh-thuc-tap-sinh-quoc-te/365895.html
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban
.jpg)
Furyu Odori – vũ điệu của sự lộng lẫy
"Furyu Odori" (風流踊) hay "vũ điệu Furyu" là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian của Nhật Bản, thể hiện tinh thần “furyu” – lộng lẫy và bắt mắt.
Từ “風流 - PHONG LƯU” trong tên gọi “Furyu Odori” vốn dĩ có nghĩa là “sự tinh tế, duyên dáng và thanh lịch” của kinh đô. Vào thời Heian (794-1185), từ này dùng để ca ngợi vẻ đẹp của trang phục và phụ kiện tinh xảo được mặc ở đất kinh kỳ.
Đúng với tinh thần “furyu”, những người biểu diễn Furyu Odori thường mặc trang phục và phụ kiện sặc sỡ, cầu kỳ, nhảy theo các bài hát lễ hội và tiếng đệm của các nhạc cụ như sáo, trống taiko, cồng... Theo thời gian, sự “lộng lẫy và bắt mắt” của tinh thần “furyu” còn được thể hiện ở những chiếc kiệu diễu hành (山車/dashi).

Furyu Odori được cho là bắt nguồn từ các nghi lễ chống lại bệnh dịch, nghi lễ nông nghiệp và tụng kinh Phật giáo.
Ở Nhật Bản, khi y học còn chưa phát triển như ngày nay, người dân tin rằng các dịch bệnh chết người là do những linh hồn oán giận trần gian hoặc do những vị thần chuyên gieo rắc xui xẻo gây ra. Để xoa dịu những oán linh và xua đuổi tà ma, mọi người sẽ diễu hành quanh vùng, vừa hát vừa nhảy múa theo tiếng nhạc cụ sôi động.
Về sau, người ta bắt đầu chú trọng đến trang phục và đạo cụ biểu diễn hơn. Cứ như vậy, các lễ hội và hoạt động biểu diễn nghệ thuật tập thể với nhiều người ăn mặc sặc sỡ, bắt mắt như vậy được gọi là “Furyu Odori”.

Nền tảng tinh thần của các cộng đồng địa phương
Sau Chiến tranh Onin (1467-1477) đầy biến động, Furyu Odori trở nên đặc biệt phổ biến, chủ yếu được lan truyền như một điệu nhảy. Trong thời kỳ Edo (1603-1868), sự nhấn mạnh vào tính thẩm mỹ phù du đã giảm đi, Furyu Odori trở thành một truyền thống ở vùng nông thôn. Nhiều điệu nhảy đã được đưa vào các nghi lễ nông nghiệp như cầu mưa và được tầng lớp samurai cầm quyền ưa chuộng.
Một số đã bị thất truyền nhưng cũng có những điệu Furyu vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay, dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo lịch sử và khí hậu của từng khu vực. Có thể kể đến như điệu múa Bon, điệu múa Nembutsu, điệu múa trống Taiko...

Chứa đựng lời cầu nguyện cho một cuộc sống bình yên, không có thiên tai bệnh dịch, cầu nguyện cho người đã khuất, cho mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu..., những điệu múa Furyu Odori được lưu truyền khắp các vùng qua nhiều thế hệ và trở thành một phần cốt lõi của cộng đồng địa phương.
Với truyền thống lâu đời, Furyu Odori không chỉ có ý nghĩa văn hóa mà còn đảm nhận chức năng xã hội – đóng vai trò là nền tảng tinh thần cho quá trình phục hồi ở những khu vực bị thiên tai. Điều này đặc biệt quan trọng với một quốc gia thường xuyên phải đối mặt với thảm họa tự nhiên như Nhật Bản.
Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận
Tháng 2 năm 2020, Furyu Odori được Cục Văn hóa Nhật Bản đề xuất là ứng cử viên cho danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO năm đó. Đến ngày 30 tháng 11 năm 2022, Furyu Odori – bao gồm 41 điệu múa truyền thống* từ 24 tỉnh thành của Nhật Bản, đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
*Điệu múa Chakkirako ở Miura, tỉnh Kanagawa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2009. Đến năm 2020, chính phủ Nhật Bản đã bổ sung 40 điệu múa và đề xuất nhóm tất cả 41 điệu múa này thành Furyu Odori.
Danh sách 41 điệu múa được xếp vào Furyu Odori:
Iwate
- Nagai no Dainenbutsu Kenbu (永井の大念仏剣舞)
- Oni Kenbu (鬼剣舞)
Akita
- Nishimonai no Bon Odori (西馬音内の盆踊)
- Kemanai no Bon Odori (毛馬内の盆踊)
Tokyo
- Ogouchi no Kashima Odori (小河内の鹿島踊
- Niijima no Oo Odori ( 新島の大踊)
- Shimohirai no Houou no Mai (下平井の鳳凰の舞)
Kanagawa
- Chakkirako (チャッキラコ)
- Yamakita no Omineiri (山北のお峰入り)
Niigata
- Ayako Mai (綾子舞)
- Dai no Saka (大の阪)
Yamanashi
- Mushouno no Dainenbutsu (無生野の大念仏)
Nagano
- Atobe no Odori Nenbutsu (跡部の踊り念仏)
- Wagou no Nenbutsu Odori (和合の念仏踊)
- Niino no Bon Odori (新野の盆踊り)
Gifu
- Gujou Odori (郡上踊)
- Kanomizu no Kake Odori (寒水の掛踊)
Shizuoka
- Tokuyama no Bon Odori (徳山の盆踊)
- Utougi no Bon Odori (有東木の盆踊)
Aichi
- Ayado no Yonenbutsu to Bon Odori (綾渡の夜念仏と盆踊)
Mie
- Katte Jinja no Shinji Odori (勝手神社の神事踊)
Shiga
- Oumi Konan no Sanyare Odori (近江湖南のサンヤレ踊り)
- Oumi no Kenketo Matsuri Naginata Furi (近江のケンケト祭り 長刀振り
Kyoto
- Kyoto no Rokusai Nenbutsu (京都の六斎念仏)
- Yasurai-bana (やすらい花)
- Kuta no Hanagasa Odori (久多の花笠踊)
Hyogo
- Ama no Furyuu Oo Odori Ko Odori (阿万の風流大踊小踊)
Nara
- Totsukawa no Oo Odori (十津川の大踊)
Shimane
- Tsuwano Yasaka Jinja no Sagimai (津和野弥栄神社の鷺舞)
Okayama
- Shiraishi Odori (白石踊)
- Oomiya Odori (大宮踊)
Tokushima
- Nishiiya no Jindai Odori (西祖谷の神代踊)
Kagawa
- Ayako Odori (綾子踊)
- Takinomiya no Nenbutsu Odori (滝宮の念仏踊)
Fukuoka
- Kannou Gaku (感応楽)
Nagasaki
- Hirado no Jangara (平戸のジャンガラ)
- Oomura no Okita Odori/Kuromaru Odori (大村の沖田踊・黒丸踊)
- Tsushima no Bon Odori (対馬の盆踊)
Kumamoto
- Nobara Hachimangu Furyuu (野原八幡宮風流)
Oita
- Yoshihiro Gaku (吉弘楽)
Miyazaki
- Gokase no Ara Odori (五ケ瀬の荒踊)
Việc bảo tồn và lưu truyền nghệ thuật biểu diễn dân gian Furyu Odori đang đối mặt với nhiều khó khăn do số lượng nghệ sĩ biểu diễn ngày càng giảm và tuổi tác cũng ngày càng cao. Để giải quyết vấn đề này, Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội Quốc gia Bảo tồn & Phát huy Nghệ thuật trình diễn dân gian Furyu nhằm hỗ trợ các cộng đồng địa phương.
* NGUỒN THAM KHẢO
Bài viết: Di sản văn hóa phi vật thể “Furyu Odori” – nền tảng tinh thần của xứ sở Phù Tang
Báo: kilala
Ngày: 11/03/2025
Link đến bài gốc: https://kilala.vn/van-hoa-nhat/di-san-van-hoa-phi-vat-the-furyu-odori-nen-tang-tinh-than-cua-xu-so-phu-tang.html
Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

Mỗi năm, hàng trăm nghìn học sinh tốt nghiệp THCS và THPT đứng trước ngã rẽ quan trọng: "Nên tiếp tục học đại học hay tìm một hướng đi khác?" Không phải ai cũng có điều kiện học lên cao, và thực tế cho thấy, thành công không chỉ đến từ giảng đường.
Vậy đâu là hướng đi bền vững cho những ai chưa có bằng đại học nhưng muốn có công việc ổn định và thu nhập tốt?
Thực Trạng Thị Trường Lao Động Việt Nam
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong quý III/2023, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ (15 - 24 tuổi) đạt 7,7%, cao hơn nhiều so với mức thất nghiệp chung (2,3%). Điều này phản ánh sự cạnh tranh gay gắt và thách thức lớn trong việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp phù hợp.
Nhiều học sinh tốt nghiệp sớm phải đi làm để phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, các công việc phổ thông như công nhân, phục vụ nhà hàng hay bảo vệ chỉ mang lại thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng/tháng, ít cơ hội phát triển dài hạn.
Xuất Khẩu Lao Động – Con Đường Rộng Mở Cho Giới Trẻ
Trong khi đó, Nhật Bản đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Xuất khẩu lao động trở thành một lựa chọn đáng cân nhắc. Đây chính là cơ hội để lao động trẻ Việt Nam tiếp cận thị trường việc làm hấp dẫn với mức lương cao hơn.
Tại Sao Nhiều Người Chọn Nhật Bản Để Làm Việc?
1. Mức Thu Nhập Cao
Tại Nhật Bản, theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, mức lương cơ bản dao động từ 150.000 - 200.000 yên/tháng (tương đương 25 - 35 triệu đồng). Nếu làm thêm giờ, tổng thu nhập có thể đạt 40 - 50 triệu đồng/tháng - cao hơn nhiều so với mặt bằng chung tại Việt Nam.
2. Công Việc Ổn Định, Hợp Đồng Rõ Ràng
Chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản mang lại cơ hội làm việc từ 3 - 5 năm với hợp đồng lao động minh bạch, chế độ bảo hiểm đầy đủ. Điều này giúp người lao động có sự ổn định về tài chính và an tâm làm việc.
3. Phát Triển Kỹ Năng Và Tích Lũy Kinh Nghiệm
Ngoài thu nhập cao, làm việc tại Nhật giúp người lao động:
- Rèn luyện tác phong chuyên nghiệp, kỷ luật lao động
- Tiếp cận công nghệ hiện đại
- Mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau khi về nước
Sau khi hoàn thành chương trình, bạn có thể chọn:
- Tiếp tục ở lại theo diện kỹ năng đặc định để hưởng mức lương cao hơn.
- Ứng tuyển vào các công ty Nhật tại Việt Nam.
- Khởi nghiệp hoặc kinh doanh dựa trên kinh nghiệm tích lũy.
VIETSEIKO - LÀM CẦU NỐI TIN CẬY cho người lao động Việt Nam và Nhật Bản
Nếu bạn đang tìm kiếm một lộ trình an toàn - chi phí hợp lý - cơ hội cao, thì Vietseiko có thể là lựa chọn phù hợp với mong muốn của bạn. Với 9 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Headhunter và cung ứng giới thiệu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp Nhật Bản, các công ty FDI doanh nghiệp trong nước uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Giới thiệu kỹ sư và phái cử Thực tập sinh, KN Đặc định sang Nhật Bản làm việc, Vietseiko đã giúp hàng nghìn lao động trẻ có công việc tốt tại Nhật Bản.

- VIETSEIKO - Chuyên tư vấn giới thiệu nhân sự - việc làm tiếng Nhật, Nguồn nhân lực chất lượng cao cho các công ty FDI tại VN
- Tư vấn phái cử Du học sinh, Thực tập sinh, Kỹ sư, đặc định sang Nhật Bản.