- Tin tức
- Chi tiết tin tức
Xây dựng nhóm công tác về chuyển đổi xanh và tài chính xanh
Tại hội thảo "Doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng "0" do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên hành động vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời gian tới là xây dựng và vận hành các nhóm công tác về chuyển đổi xanh và tài chính xanh.
Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay, chuyển đổi số sang mô hình kinh doanh bền vững không còn là "chiếc áo thời trang" làm đẹp cho doanh nghiệp. Tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) năm 2023, cộng đồng toàn cầu đã cam kết thúc đẩy thực hiện Thỏa thuận Paris. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện cam kết này thông qua việc ban hành và triển khai những khuôn khổ pháp lý quan trọng.
Vì thế, một trong những ưu tiên hành động của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong thời gian tới là xây dựng và vận hành các nhóm công tác về chuyển đổi xanh, Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) và tài chính xanh. Từ đó, nhân rộng mạnh mẽ hơn các mô hình kinh doanh bền vững và đóng góp thêm các kiến nghị chính sách, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ cho phát triển bền vững doanh nghiệp.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam phải huy động nguồn lực lên đến 368 tỷ USD từ nay đến năm 2040, tương đương với GDP gần 1 năm của Việt Nam. Với thách thức và nguồn lực như vậy, cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp.
Theo ông Fukuda Koji, Cố vấn trưởng Dự án JICA SPI-NDC của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các tổ chức tài chính đang mở rộng danh mục đầu tư xanh và giảm phát thải khí nhà kính đối với các khoản đầu tư tài trợ vốn. Các dự án đầu tư xanh đang đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Chia sẻ về cách tiếp cận chiến lược của các tổ chức này nhằm đạt được sự bền vững và tài chính chuyển đổi tại Việt Nam, ông Fukuda Koji cho biết thêm, các tổ chức này đang cung cấp các khoản vay xanh. Hiện, tỷ lệ dư nợ tín dụng xanh so với tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại tính đến tháng 9/2023 đạt khoảng 3%-10%. "Các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao nhận thức về ESG thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, sẵn sàng đón nhận cơ hội vốn đầu tư xanh. Doanh nghiệp cần tuân thủ quy định môi trường, kiểm kê khí nhà kính và giảm nhẹ phát thải theo quy định. Đối với các doanh nghiệp dự kiến huy động vốn đầu tư xanh cần chú trọng đến các yếu tố môi trường, xã hội ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án", ông Koji nhấn mạnh.
Các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu và có thể đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
"Nguồn được lấy từ bnews , ngày 15/04/2024, link đến bài gốc: https://bnews.vn/xay-dung-nhom-cong-tac-ve-chuyen-doi-xanh-va-tai-chinh-xanh/329952.html
- Chuyên tư vấn giới thiệu việc làm Xuất khẩu lao động Nhật Bản và việc làm trong nước.
----------------------------------- - VIETSEIKO - Khát vọng của bạn, tương lai của chúng ta
- Website: https://vietseiko.com
- Hotline: 090 397 2626 - (028) 3636.9996
- Email: cv@vietseiko.com
- Địa Chỉ: 108/17, Đường 79, phường Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tin tức liên quan
Với khoản tiết kiệm 30 triệu mỗi tháng, chuyên gia khuyên người xuất khẩu lao động vẫn cần tìm cách gia tăng thu nhập, quản lý nợ và tìm hiểu về đầu tư tài chính.
Tôi đang đi xuất khẩu lao động bên Hàn Quốc. Mỗi tháng trung bình tôi tiết kiệm được 30 triệu đồng. Từ trước tới nay, tôi chưa từng hoạch định hay có bất kỳ ý nghĩ gì để phát triển tài chính cá nhân, hiện tại tôi nên làm gì?
Phamcongtuyen97
Giao dịch tại một ngân hàng ở TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng
Chuyên gia tư vấn:
Thật tốt khi bạn tích lũy được một khoản tiết kiệm từ công việc xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, tốt hơn nữa khi bạn đã có sự ý thức về việc tiết kiệm và mong muốn phát triển tài chính cá nhân. Dưới đây là một số gợi ý của tôi để bạn có thể xem xét và áp dụng vào kế hoạch phát triển tài chính cá nhân cho mình.
Xây dựng mục tiêu và kế hoạch tài chính
Hãy bắt đầu với việc xác định mục tiêu tài chính cụ thể của bạn, đây chính là bước tiền đề. Mục tiêu này có thể là mua nhà, mua xe, đầu tư gia tăng tài sản, hay thậm chí xây dựng kế hoạch hưu trí. Sau đó, hãy lập một kế hoạch tiết kiệm và đầu tư cụ thể dựa trên các mục tiêu đã thiết lập. Với việc đầu tư, cần xem xét các cơ hội phù hợp với tình hình tài chính và mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận.
Xây dựng mục tiêu và kế hoạch tài chính giúp bạn tăng cường sự kiểm soát về nguồn thu nhập, chi tiêu và quyết định tài chính. Đây có thể coi là một hướng dẫn hành động cụ thể về những gì bạn muốn đạt được và cách bạn sẽ đạt được nó. Việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch tài chính không chỉ giúp bạn đạt những mục tiêu ngắn hạn mà còn tạo ra cơ sở cho tương lai vững chắc, bền vững và an toàn tài chính.
Tìm hiểu về đầu tư và tài chính cá nhân
Đây là phần quan trọng trong quá trình phát triển tài chính cá nhân của mỗi người. Việc này không chỉ mang lại lợi nhuận từ các cơ hội đầu tư, mà còn giúp bảo vệ tài sản khỏi rủi ro và tác động tiêu cực từ thị trường tài chính. Bằng cách nắm rõ các kiến thức liên quan đến quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ có kiến thức về các công cụ đầu tư như chứng khoán, quỹ đầu tư, bất động sản... Từ đây có thể tạo ra nguồn thu nhập ổn định và gia tăng tài sản, có cơ hội tối ưu hóa quản lý nợ và định hình mục tiêu tài chính của bản thân.
Ngoài ra, việc tìm hiểu về tài chính còn giúp bạn quản lý chi tiêu một cách thông minh, tạo ra thu nhập thụ động và quản lý rủi ro hiệu quả. Điều này không chỉ giúp xây dựng một cơ sở tài chính vững chắc mà còn tạo ra cơ hội mới, định hình sự nghiệp và tương lai tài chính của mỗi cá nhân, chìa khóa để có một cuộc sống tài chính ổn định và an nhàn. Tôi khuyến nghị bạn có thể đọc sách, theo dõi các blog chuyên ngành hoặc tham gia các khóa học để nâng cao kiến thức.
Quản lý nợ
Bằng cách đảm bảo nợ ở mức quản lý được và không tạo ra áp lực không cần thiết, sức khỏe tài chính của bạn sẽ được duy trì. Hãy rà soát và xác định tất cả khoản nợ, điều này bao gồm việc biết rõ về lãi suất, thời hạn thanh toán và các điều khoản khác liên quan.
Kế đến, bạn ưu tiên thanh toán các khoản nợ với lãi suất cao, đây được coi là một chiến lược thông minh. Quyết định trả nợ một cách ưu tiên giúp giảm tổng chi phí lãi suất và nhanh chóng giảm bớt gánh nặng tài chính. Ngoài ra, nếu có khả năng, việc trả nợ trước thời hạn cũng giúp giảm áp lực tài chính và tiết kiệm được nhiều chi phí lãi suất. Hãy nhớ rằng, một tình hình tài chính không ổn định do nợ có thể tạo ra stress và áp lực tâm lý.
Tăng cường thu nhập
Bạn đang tiết kiệm được 30 triệu đồng từ công việc xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, đây có thể được coi là công việc chính ở thời điểm hiện tại. Dù mặc 30 triệu cũng là mức tiết kiệm tương đối tốt, chúng ta cũng nên tính toán đến việc tăng cường thu nhập. Việc này sẽ giúp bạn đa dạng hóa nguồn thu, giảm rủi ro với tình hình tài chính cá nhân. Trong trường hợp một nguồn thu nhập gặp khó khăn, những nguồn khác vẫn giúp bạn duy trì ổn định tài chính. Đồng thời, thu nhập cao hơn mở ra cơ hội lớn hơn để có thể tiết kiệm và đầu tư, giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính lớn hơn như mua nhà, đầu tư hay tiết kiệm cho giáo dục con cái, chuẩn bị cho hưu trí.
Thu nhập sẽ được chia thành hai loại, thu nhập chủ động và thụ động. Thu nhập chủ động là nguồn thu bạn đang có từ công việc bản thân bỏ nguồn lực là sức khỏe và thời gian để tạo nên. Để tăng cường thu nhập này, bạn có học hỏi và phát triển kỹ năng để có thể đảm nhận những vị trí làm việc có mức lương cao hơn hay tìm kiếm các cơ hội mới có thu nhập cao hơn.
Đối với thu nhập thụ động, đây là khoản mà bạn nhận được dù không cần tham gia trực tiếp vào hoạt động lao động hàng ngày. Điều này có thể bao gồm các nguồn thu nhập như lãi suất, cổ tức, cho thuê hoặc lợi nhuận từ đầu tư. Để gia tăng nguồn thu nhập này, bạn cân nhắc tham gia các khóa học về đầu tư và quản lý tài chính trước khi tham gia.
Xây dựng quỹ dự phòng và bảo hiểm
Đây là hai yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh không ngờ hay khó khăn về tiền bạc. Quỹ dự phòng đóng vai trò như một lớp an toàn tài chính, giúp bảo vệ chúng ta trước những sự kiện bất ngờ như mất việc, chi phí y tế không mong muốn hoặc cần thiết khi gặp khó khăn đột ngột. Việc xây dựng quỹ dự phòng giúp duy trì sự ổn định tài chính và tránh được tình trạng phải sử dụng nguồn tiền dự trữ từ các khoản vay có lãi suất cao.
Bảo hiểm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản và sức khỏe cá nhân. Trong đó, bảo hiểm y tế giúp giảm áp lực tài chính khi phải đối mặt với chi phí khám chữa bệnh đột ngột. Bảo hiểm nhân thọ cung cấp sự an tâm về mặt tài chính cho gia đình khi người được bảo vệ mất khả năng lao động. Bảo hiểm nhà ở giúp bảo vệ tài sản lớn là nhà cửa trước các rủi ro như hỏa hoạn, thiên tai hoặc mất mát do trộm cắp. Do đó, bạn hãy xem xét việc mua bảo hiểm để phòng ngừa những rủi ro lớn trong cuộc sống.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, mọi kế hoạch tài chính cá nhân cần phải linh hoạt và điều chỉnh theo thời gian. Bạn hãy đặt mục tiêu cụ thể và làm việc hết mình để đạt được chúng.
"Nguồn được lấy từ Báo vnexpress , ngày 24/05/2024, link đến bài gốc: https://vnexpress.net/xay-dung-ke-hoach-tai-chinh-cho-nguoi-xuat-khau-lao-dong-4691129.html?gidzl=iB7W5aQqRnssfkGNHwrl6BQcxHTOgsvChAVi55ojCnpvgRWLMl5ZJAwika4Fe68T_FgwGMN0FBezGxzg7G
- Chuyên tư vấn giới thiệu việc làm Xuất khẩu lao động Nhật Bản và việc làm trong nước.
----------------------------------- - VIETSEIKO - Khát vọng của bạn, tương lai của chúng ta
- Website: https://vietseiko.com
- Hotline: 090 397 2626 - (028) 3636.9996
- Email: cv@vietseiko.com
- Địa Chỉ: 108/17, Đường 79, phường Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhật Bản là quốc gia có nhiều chính sách lương và chế độ bảo vệ cho người lao động rất tốt, chính vì vậy mà thời gian làm việc của Nhật Bản cũng được quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, hiện nay 1 số tỉnh tại Nhật Bản đang áp dụng: Mô hình làm 4 ngày, nghỉ 3 ngày và sẽ được chính quyền tỉnh Chiba của Nhật Bản áp dụng từ tháng 6/2024.
1. Quy định mới của chính phủ Nhật Bản về giờ làm việc
Quy định của luật lao động ở Nhật Bản được chia thành 2 đối tượng như sau:
– Đối với lao động Nhật Bản
Sách trắng của Bộ Y tế Nhật Bản liên kết karoshi với số giờ làm việc của người dân. Trong đó, 10,1% nam giới làm việc ít nhất 60 giờ một tuần và 4,2% phụ nữ làm việc trên 60 giờ mỗi tuần.
Do đó, trong chế độ làm việc mới, số giờ làm việc cũng không thay đổi là 155 giờ một tháng. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật cũng áp dụng hình thức nghỉ 3 ngày trong một tuần ( ngoài thứ bảy và chủ nhật, nhân viên có thể lựa chọn thêm một ngày nghỉ bất kỳ trong tuần) và hình thức này sẽ được tỉnh Chiba áp dụng từ tháng 6/2024.
– Đối với lao động nước ngoài
Riêng với các lao động nước ngoài thì tại chính phủ Nhật có những quy định giống như người lao động ở Nhật. Tùy từng trường hợp đối với các lao động nước ngoài lại có giờ giấc làm việc riêng. Đối với người lao động không có visa (diện du học sinh) sẽ không được làm việc chính thức toàn bộ thời gian, một tuần họ chỉ làm khoảng 28 tiếng theo đúng quy định.
2. Mục tiêu và lý do đằng sau việc thay đổi.
Chế độ làm việc mới áp dụng được chính quyền kỳ vọng giúp đa dạng hóa phong cách làm việc, tạo ra sự linh hoạt cho nhân viên để giảm bớt áp lực cũng như giúp người lao động có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp để phân bố giờ làm việc giảm áp lực đi lại trong giờ cao điểm.
3. Chi tiết về khung giờ làm việc của Nhật Bản
Theo quy định của Luật lao động Nhật Bản về số giờ làm việc của lao động cụ thể sẽ bao gồm: giờ làm việc bình thường, giờ làm thêm, giờ làm đêm và giờ làm việc của một số ngành nghề đặc biệt.
Giờ làm việc bình thường:
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, giờ làm việc bình thường được quy định cụ thể:
- Người lao động làm việc 8 tiếng/ngày (không tính thời gian nghỉ ngơi) chia đều cho 5 ngày làm việc trong tuần. Tuy nhiên, với chính sách mới, ngoài thứ Bảy và Chủ nhật, nhân viên có thể lựa chọn thêm một ngày nghỉ bất kỳ trong tuần, thay vào đó, trong 4 ngày làm việc còn lại sẽ phải làm thêm giờ, ngoài giờ làm việc cố định là từ 10h sáng đến 3h chiều. Nhân viên có thể lựa chọn làm thêm giờ từ 7h đến 10h sáng hoặc từ 3h chiều đến 10h tối.
- Tùy tình hình doanh nghiệp mà trong một khoảng thời gian nhất định, công ty có thể bố trí nhân viên làm quá số giờ quy định (8 tiếng/ngày). Nhưng phải được tổ chức công đoàn hoặc đại diện lao động đồng ý và có văn bản gửi tới các cơ quan chức năng.
- Đối với trường hợp thiên tai, lũ lụt thì doanh nghiệp cũng có thể bố trí nhân viên làm quá số giờ quy định, nhưng phải xin giấy phép đầy đủ và được cơ quan chức năng phê duyệt.
Ngoài ra chính phủ Nhật còn quy định:
- Người lao động nếu làm việc liên tục 6 tháng trên 80% thời gian quy định (8 tiếng/ngày) thì được nhận 10 ngày nghỉ phép có lương. Và cứ tăng dần số ngày nghỉ có lương theo năm, tối đa là 20 ngày nghỉ phép 1 năm cho 1 người lao động.
Thời gian làm việc trong một số ngành nghề đặc biệt
Tại Nhật Bản do tính chất của một số ngành nghề đặc biệt thì quy định về thời gian làm việc sẽ khác nhau. Chính phủ Nhật sẽ cho phép các doanh nghiệp được áp dụng điều chỉnh về thời gian làm việc cụ thể như sau:
- Thời gian làm việc trong 1 năm tại Nhật không được quá 2800 tiếng, tối đa 10 tiếng/ngày và không vượt quá 52 tiếng/tuần.
- Các doanh nghiệp cũng cần thực hiện theo đúng giai đoạn 3 tháng 1 lần và quy định số giờ làm việc tại Nhật Bản không được vượt quá 48 tiếng/tuần. Đặc biệt, chính phủ Nhật Bản quy định cho người lao động nghỉ ít nhất 1 ngày trong tuần.
- Các doanh nghiệp ở Nhật Bản cũng cần hoàn tất các thủ tục với các cơ quan có thẩm quyền quy định về sự điều chỉnh số giờ làm việc Nhật Bản sao cho hợp lý nhất
Giờ làm thêm
- Giờ tăng ca nhiều sẽ làm cho người lao động mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống do đó, chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra những quy định về thời gian cụ thể như sau như:
- Thời gian làm việc của người lao động sẽ được được quá 50% thời gian làm việc bình thường trong ngày.
- Tổng thời gian làm việc bao gồm số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm tối đa là 12 giờ/ngày đối với cả ngày thường và ngày lễ.
- Nếu người lao động làm quá 8h/ngày và làm vào ngày nghỉ thì mức lương được nhận phải tăng tối thiểu 25% và không vượt quá 50% lương cơ bản.
Giờ làm đêm
- Theo quy định giờ làm đêm tại Nhật Bản thì giờ làm đêm được tính từ 22 giờ đêm đến 6h sáng hôm sau, và chính phủ Nhật Bản.
- Người lao động làm việc ca đêm với thời gian không quá 10 tiếng/ ngày.
- Mức lương của người lao động làm ca đêm sẽ được hưởng mức lương cao hơn, cụ thể là tăng từ 25% đến tối đa 50% so với lương cơ bản.
2. Quy định số ngày nghỉ, chế độ nghỉ lễ
1. Nghỉ phép
Đối với năm đầu tiên làm việc, người lao động sẽ có 10 ngày nghỉ phép. Nếu người lao động làm việc liên tiếp cho công ty trong vòng 6 tháng, công ty sẽ có chế độ về kỳ nghỉ dài ngày cho người lao động. Số lượng ngày nghỉ phụ thuộc vào chính thời gian người lao động cống hiến tại công ty.
2. Thời gian nghỉ phép
Đối với người lao động đã làm việc liên tục từ 6 tháng trở lên và làm từ đủ 80% tổng số ngày làm việc trở lên, người sử dụng lao động phải cho họ nghỉ phép hằng năm (dưới đây gọi là nghỉ phép năm) như sau:
- 0,5 năm có 10 ngày nghỉ
- 1,5 năm có 11 ngày nghỉ
- 2,5 năm có 12 ngày nghỉ
- 3,5 năm có 14 ngày nghỉ
- 4,5 năm có 16 ngày nghỉ
- 5,5 năm có 18 ngày nghỉ
- 6,5 năm có 20 ngày nghỉ
Bài viết trên Tokutei Visa đã cung cấp cho các bạn quy định mới nhất về thời gian làm việc tại Nhật Bản. Lao động Việt Nam được đánh giá là rất chăm chỉ nhưng cần tham gia chương trình kỹ năng đặc định để trau dồi khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật Bản và các kiến thức kỹ năng nghề. Do đó, với bất kì thắc mắc nào về Tokutei Visa, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé.
"Nguồn được lấy từ Báo tokutei-visa , ngày 28/05/2024, link đến bài gốc: https://tokutei-visa.com/quy-dinh-cua-chinh-phu-nhat-ve-thoi-gian-lam-viec-moi-nhat-2024/
- Chuyên tư vấn giới thiệu việc làm Xuất khẩu lao động Nhật Bản và việc làm trong nước.
----------------------------------- - VIETSEIKO - Khát vọng của bạn, tương lai của chúng ta
- Website: https://vietseiko.com
- Hotline: 090 397 2626 - (028) 3636.9996
- Email: cv@vietseiko.com
- Địa Chỉ: 108/17, Đường 79, phường Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tại hội thảo "Doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng "0" do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên hành động vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời gian tới là xây dựng và vận hành các nhóm công tác về chuyển đổi xanh và tài chính xanh.
Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay, chuyển đổi số sang mô hình kinh doanh bền vững không còn là "chiếc áo thời trang" làm đẹp cho doanh nghiệp. Tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) năm 2023, cộng đồng toàn cầu đã cam kết thúc đẩy thực hiện Thỏa thuận Paris. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện cam kết này thông qua việc ban hành và triển khai những khuôn khổ pháp lý quan trọng.
Vì thế, một trong những ưu tiên hành động của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong thời gian tới là xây dựng và vận hành các nhóm công tác về chuyển đổi xanh, Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) và tài chính xanh. Từ đó, nhân rộng mạnh mẽ hơn các mô hình kinh doanh bền vững và đóng góp thêm các kiến nghị chính sách, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ cho phát triển bền vững doanh nghiệp.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam phải huy động nguồn lực lên đến 368 tỷ USD từ nay đến năm 2040, tương đương với GDP gần 1 năm của Việt Nam. Với thách thức và nguồn lực như vậy, cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp.
Theo ông Fukuda Koji, Cố vấn trưởng Dự án JICA SPI-NDC của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các tổ chức tài chính đang mở rộng danh mục đầu tư xanh và giảm phát thải khí nhà kính đối với các khoản đầu tư tài trợ vốn. Các dự án đầu tư xanh đang đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Chia sẻ về cách tiếp cận chiến lược của các tổ chức này nhằm đạt được sự bền vững và tài chính chuyển đổi tại Việt Nam, ông Fukuda Koji cho biết thêm, các tổ chức này đang cung cấp các khoản vay xanh. Hiện, tỷ lệ dư nợ tín dụng xanh so với tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại tính đến tháng 9/2023 đạt khoảng 3%-10%. "Các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao nhận thức về ESG thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, sẵn sàng đón nhận cơ hội vốn đầu tư xanh. Doanh nghiệp cần tuân thủ quy định môi trường, kiểm kê khí nhà kính và giảm nhẹ phát thải theo quy định. Đối với các doanh nghiệp dự kiến huy động vốn đầu tư xanh cần chú trọng đến các yếu tố môi trường, xã hội ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án", ông Koji nhấn mạnh.
Các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi xanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu và có thể đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
"Nguồn được lấy từ bnews , ngày 15/04/2024, link đến bài gốc: https://bnews.vn/xay-dung-nhom-cong-tac-ve-chuyen-doi-xanh-va-tai-chinh-xanh/329952.html
- Chuyên tư vấn giới thiệu việc làm Xuất khẩu lao động Nhật Bản và việc làm trong nước.
----------------------------------- - VIETSEIKO - Khát vọng của bạn, tương lai của chúng ta
- Website: https://vietseiko.com
- Hotline: 090 397 2626 - (028) 3636.9996
- Email: cv@vietseiko.com
- Địa Chỉ: 108/17, Đường 79, phường Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tại Nhật, khả năng bù đắp cho sự sụt giảm lao động nhờ sự trở lại nữ giới và người già (ngoài độ tuổi lao động) gần như đã đạt đỉnh điểm...
Theo một khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, lượng người trên 15 tuổi “thất nghiệp và đang không tìm việc làm nhưng vẫn hy vọng sẽ có việc làm” đã giảm xuống còn 2,33 triệu người trong năm 2023, ít hơn 2,97 triệu người so với 20 năm trước.
Cộng với 1,78 triệu người thất nghiệp đang tìm việc, Nhật có tổng cộng 4,11 triệu lao động tiềm năng, chiếm 3,7% dân số trên 15 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ bằng một nửa so với mức 8% của năm 2003.
Tình trạng thiếu lao động ở Nhật thể hiện rõ nhất qua mức lương theo giờ. Theo số liệu của Viện Chính sách và Đào tạo Lao động Nhật Bản, trong quý 4/2023, mức lương theo giờ dành cho lao động bán thời gian ở Nhật đã tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng lương lớn nhất kể từ năm 2015, không tính giai đoạn đại dịch Covid-19 và cao hơn mức tăng 1% dành cho lao động toàn thời gian.
Theo Viện Dân số và Nghiên cứu An sinh Xã hội Quốc gia Nhật Bản, dân số trong độ tuổi lao động nước này (từ 15-64 tuổi) năm 2023 đã giảm 15% so với mức đỉnh năm 1995. Trong khi đó, đường cong hình chữ M – thể hiện sự suy giảm việc làm nhóm nữ giới ngoài 30 tuổi do kết hôn và sinh đẻ – gần như đã biến nhất tại Nhật Bản.
“Khả năng bù đắp cho sự sụt giảm lao động nhờ sự trở lại nữ giới và người già (ngoài độ tuổi lao động) gần như đã đạt đỉnh điểm”, ông Munehisa Tamura của Viện Nghiên cứu Daiwa, nhận định.
Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Arthur Lewis từng chỉ ra khái niệm "điểm tới hạn" mà ở đó lao động thặng dư ở nông thôn được hấp thụ hoàn toàn trong lĩnh vực công nghiệp. Áp lực tăng lương sẽ gia tăng sau "điểm tới hạn" này.
Các nhà kinh tế cho rằng Nhật Bản đã trải qua "điểm tới hạn" như khái niệm của ông Lewis vào những năm 1960. Giờ đây, họ đang đối mặt một "điểm tới hạn" tương tự, nhưng thay vì lao động nông thôn, nhóm lao động thặng dư là nữ giới và người cao tuổi.
Trước tình hình đó, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi chiến lược. Trong các thập kỷ tăng trưởng yếu trước đây, lãi suất cho vay thấp quanh mốc 0% và sự tham gia nhiều hơn của nữ giới và người cao tuổi vào lực lượng lao động từng giúp doanh nghiệp nước này duy trì mức chi phí hoạt động thấp. Nhờ đó, kể cả những doanh nghiệp có lợi nhuận kém cũng có thể tồn tại. Tuy nhiên, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng trước, áp lực đối với những doanh nghiệp như vậy tăng lên. Nếu mức lương cho lao động bán thời gian tiếp tục tăng, những doanh nghiệp lợi nhuận kém nhiều khả năng sẽ bị khai tử.
Theo các nhà phân tích, năng suất lao động tăng lên, sự dịch chuyển việc làm cùng sự tham gia của lao động nước ngoài có thể giúp doanh nghiệp Nhật giải quyết khó khăn.
Công ty Mitsubishi UFJ Research and Consulting ước tính tới năm 2035, Nhật sẽ thiếu gần 8 triệu lao động so với mức cần thiết để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng 0,5% mỗi năm. Công ty này ước tính chỉ cần năng suất lao động tăng lên 1 điểm phần trăm mỗi năm cũng có thể giúp bù đắp cho 70% lượng lao động thiếu hụt. Nếu vậy, năng suất lao động phải tăng khoảng 20% so với năm 2021. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công cụ khác, để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giải phóng người lao động cho các công việc như nghiên cứu, phát triển và các nhiệm vụ tạo giá trị khác.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã bắt đầu đi theo hướng này. Đầu tháng 4, thành phố Osaka đã bắt đầu thí điểm cho phép khoảng 20.000 người lao động sử dụng AI tạo sinh (generative AI) để thực hiện các nhiệm vụ như dịch thuật hoặc chuẩn bị biên bản cuộc họp.
“Chúng tôi muốn họ tập trung vào các công việc mang tính con người và mang lại nhiều giá trị hơn”, một quan chức thành phố Osaka cho biết.
"Nguồn được lấy từ vneconomy , ngày 08/04/2024, link đến bài gốc: https://vneconomy.vn/nhat-ban-trong-con-khat-lao-dong.htm
- Chuyên tư vấn giới thiệu việc làm Xuất khẩu lao động Nhật Bản và việc làm trong nước.
----------------------------------- - VIETSEIKO - Khát vọng của bạn, tương lai của chúng ta
- Website: https://vietseiko.com
- Hotline: 090 397 2626 - (028) 3636.9996
- Email: cv@vietseiko.com
- Địa Chỉ: 108/17, Đường 79, phường Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngày 9/4, tập đoàn Microsoft cho biết sẽ đầu tư 2,9 tỷ USD trong vòng 2 năm tới để mở rộng hệ thống hạ tầng AI và đám mây của hãng tại Nhật Bản.
Số tiền nói trên cũng sẽ được sử dụng vào việc đào tạo các kỹ năng liên quan đến AI cho 3 triệu công nhân trên khắp đất nước mặt trời mọc và thành lập một phòng thí nghiệm mới của Microsoft Research Asia ở Tokyo.
Phòng thí nghiệm mới này sẽ tập trung đặc biệt vào các lĩnh vực bao gồm nghiên cứu AI và robot cũng như những phát minh khoa học phù hợp với các ưu tiên kinh tế-xã hội của Nhật Bản.
Để thúc đẩy hợp tác nghiên cứu nâng cao, Microsoft Research Asia sẽ cung cấp các khoản tài trợ nguồn lực trị giá 10 triệu USD cho Đại học Tokyo và cho hợp tác nghiên cứu trí tuệ nhân tạo giữa Đại học Keio và Đại học Carnegie Mellon trong 5 năm tới.
Bên cạnh đó, Microsoft cũng sẽ hợp tác với Chính phủ Nhật Bản để tăng cường khả năng phục hồi an ninh mạng cho các cơ quan, doanh nghiệp và xã hội.
Chủ tịch Microsoft Brad Smith cho biết, đây là khoản đầu tư lớn và quan trọng nhất của hãng trong suốt 46 năm hoạt động tại Nhật Bản.
“Các khoản đầu tư vào hạ tầng số, kỹ năng AI, an ninh mạng và nghiên cứu AI là những thành tố cần thiết để Nhật Bản có thể xây dựng và thúc đẩy một nền kinh tế AI phát triển mạnh mẽ”, ông Smith nhấn mạnh.
"Nguồn được lấy từ NHÂN DÂN , ngày 10/04/2024, link đến bài gốc: https://nhandan.vn/microsoft-se-dau-tu-29-ty-usd-de-mo-rong-ha-tang-ai-va-dam-may-tai-nhat-ban-post803955.html
- Chuyên tư vấn giới thiệu việc làm Xuất khẩu lao động Nhật Bản và việc làm trong nước.
----------------------------------- - VIETSEIKO - Khát vọng của bạn, tương lai của chúng ta
- Website: https://vietseiko.com
- Hotline: 090 397 2626 - (028) 3636.9996
- Email: cv@vietseiko.com
- Địa Chỉ: 108/17, Đường 79, phường Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngày 6/4, lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt năm 2024 tại Nhật Bản đã được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu cho biết, lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt nhằm duy trì, phát triển, thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt
Đại sứ khẳng định, hỗ trợ, đồng hành, khuyến khích cộng đồng duy trì bản sắc văn hóa, gìn giữ tiếng Việt là một trong những trọng tâm công tác của Đại sứ quán. Đại sứ quán và Ban công tác cộng đồng luôn quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ thầy cô và các trung tâm tiếng Việt phát huy ngọn lửa đam mê để gìn giữ tiếng Việt cho các thế hệ con em người Việt tại Nhật Bản.
Đại sứ đề nghị cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tích cực hơn nữa trong phong trào dạy và học tiếng Việt, vì bảo tồn văn hóa dân tộc là nhu cầu thiết yếu của đồng bào ta ở nước ngoài. Để làm tốt điều này, Đại sứ mong muốn các thầy cô đầu tư hơn nữa trong việc nghiên cứu, soạn thảo giáo trình phù hợp với trẻ em sinh sống tại Nhật Bản; tưởng rằng phong trào tiếng Việt tại Nhật Bản sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu tất yếu của cộng đồng.Tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao các hội đoàn tại Nhật Bản có nhiều hoạt động gắn kết người Việt trong và ngoài nước; anh chị em bên cạnh việc phát triển kinh tế vẫn không quên giữ gìn và bảo tồn tiếng Việt. Chia sẻ với các thầy cô và học sinh, Thứ trưởng mong muốn mỗi gia đình, mỗi cộng đồng sẽ gìn giữ tiếng Việt hàng ngày, nuôi dưỡng trong tâm hồn các cháu văn hóa cội nguồn của tổ tiên.
Thứ trưởng cho biết năm 2022, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), qua đó thúc đẩy nhiều hoạt động, như tổ chức các cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài, xây dựng tủ sách, cung cấp giáo trình tiếng Việt, chương trình gala "Tiếng mẹ thân thương"…
Gửi tặng các thầy cô giáo và học sinh những bộ sách tiếng Việt, Thứ trưởng khẳng định, Ủy ban sẽ đồng hành cùng cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản thông qua việc cung cấp sách giáo khoa, tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng giảng dạy tiếng Việt cho các thầy cô, tình nguyện viên… Thứ trưởng tin rằng sẽ có nhiều Sứ giả tiếng Việt của cộng đồng tại Nhật Bản có mặt trong đêm chung kết "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt" ngày 8/9/2024 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, cùng Hội đoàn người Việt Nam tại Nhật Bản
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, cùng Hội đoàn người Việt Nam tại Nhật Bản
Xây dựng cộng đồng người Việt Nam đoàn kết, vững mạnh, hướng về quê hương
Cùng ngày, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã có buổi làm việc với đại diện 10 hội đoàn người Việt Nam tại Nhật Bản, gồm: Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam tại Nhật Bản, Hội Phụ nữ Việt Nam tại Tokyo, Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, Hiệp hội Doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam Nhật Bản, Hội Việt ngữ tại Nhật Bản, Tổ chức giao lưu quốc tế Việt Nam Nhật Bản, Hiệp hội người Việt Nam tại Kansai, Osaka và Saitama.
Đại diện lãnh đạo các hội đoàn đã thông tin về những hoạt động đã triển khai, trong đó có việc hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn, hội nhập vào xã hội sở tại, duy trì tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc, quyên góp, hỗ trợ người dân sở tại chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Các hội đoàn cũng nêu nhiều kiến nghị cụ thể nhằm tăng cường việc dạy và học tiếng Việt, kết nối với các tổ chức đoàn thể quần chúng ở trong nước, đẩy mạnh công tác truyền thông với mục tiêu xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, có vị trí trong xã hội sở tại và hướng về quê hương, đất nước.
Sau khi lắng nghe những ý kiến tâm huyết của đại diện lãnh đạo các hội đoàn, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhiệt liệt biểu dương những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản trong việc kết nối, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, công việc, học tập, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc và giữ gìn Tiếng Việt, đặc biệt là những nghĩa cử cao đẹp khi cùng sẻ chia với những khó khăn mà người dân sở tại phải gánh chịu do trận động đất xảy ra vào tháng 1 vừa qua tại Ishikawa.
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt nhằm duy trì, phát triển, thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việ
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt nhằm duy trì, phát triển, thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt
Thứ trưởng nhấn mạnh, với việc quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản có nhiều điều kiện thuận lợi để sinh sống, học tập, làm việc ở sở tại. Chính vì vậy, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản không ngừng lớn mạnh, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, vai trò, vị thế trong xã hội sở tại ngày càng được nâng cao.
Thứ trưởng ghi nhận những kiến nghị của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản; đề nghị cộng đồng tiếp tục tham gia, đồng hành với các hoạt động của Đại sứ quán, Ủy ban Nhà nước về NVNONN. Việc tham gia các hoạt động này và đóng góp ý kiến xây dựng giúp ích cho các cơ quan trong nước nghiên cứu hoạch định chính sách, đặc biệt trong việc huy động các nguồn lực tri thức, chất xám về công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển của đất nước.
Thời gian tới, Ủy ban sẽ quan tâm hơn nữa công tác khen thưởng để động viên, khuyến khích cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục đóng góp cho đất nước, là sứ giả văn hóa, cầu nối hữu nghị góp phần vun đắp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản.
"Nguồn được lấy từ vtcnews , ngày 08/04/2024, link đến bài gốc: https://vtcnews.vn/phat-dong-ngay-ton-vinh-tieng-viet-nam-2024-tai-nhat-ban-ar863443.html
- Chuyên tư vấn giới thiệu việc làm Xuất khẩu lao động Nhật Bản và việc làm trong nước.
----------------------------------- - VIETSEIKO - Khát vọng của bạn, tương lai của chúng ta
- Website: https://vietseiko.com
- Hotline: 090 397 2626 - (028) 3636.9996
- Email: cv@vietseiko.com
- Địa Chỉ: 108/17, Đường 79, phường Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh