CÁC TIPS ĐỐI PHÓ VỚI HỘI CHỨNG BURNOUT KHI LÀM VIỆC
Bạn có bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và thiếu động lực khi làm việc? Bạn có thường xuyên đau đầu, mất ngủ và ốm vặt? Bạn có cảm thấy mình không còn quan tâm đến công việc, đồng nghiệp và khách hàng? Nếu câu trả lời là có, có thể bạn đang bị burnout - một hội chứng nghề nghiệp do căng thẳng kéo dài và không được quản lý tốt.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), burnout là một hội chứng – một hiện tượng nghề nghiệp. Do căng thẳng ở nơi làm việc kéo dài, mà không được quản lý tốt.
Burnout xảy ra khi bạn cảm thấy quá tải và không thể đáp ứng mọi kỳ vọng. Nếu tình trạng này tiếp tục, nó khiến bạn mất hứng thú và không còn động lực để tiếp tục. Burnout làm giảm năng suất và khiến năng lượng của bạn bị cạn kiệt. Bạn cảm thấy ngày càng bất lực, vô vọng, thô lỗ và trở nên cáu gắt. Cuối cùng, bạn có thể cảm thấy như bạn không còn gì để cho đi nữa.
Những tác động tiêu cực của sự kiệt sức ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ việc chăm lo cuộc sống gia đình cho đến các mối quan hệ trong đời sống xã hội. Kiệt sức lâu dài còn ảnh hưởng không chỉ về sức khỏe tâm thần mà còn có thể chất nữa. Do đó, bạn cần tìm cách để đối mặt và vượt qua tình trạng này. Hãy cùng Vietseiko tìm hiểu về hội chứng này qua bài viết dưới đây nhé.
Burnout là một quá trình xảy ra từ từ. Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu rất khó nhận ra nhưng dần dần, chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Những người bị kiệt sức nghề nghiệp thường có những dấu hiệu và triệu chứng sau:
Về thể chất: Thường xuyên đau cơ, đau đầu, cảm thấy không có sức lực, mệt mỏi, rã rời trong thời gian làm việc, thay đổi thói quen ăn uống (ăn quá nhiều hoặc biếng ăn), suy giảm chất lượng giấc ngủ, hay ốm vì sức đề kháng yếu đi.
Về cảm xúc: Luôn cảm thấy mình là người thất bại, nghi ngờ năng lực của bản thân, cảm thấy cô độc, cả thế giới như đang chống lại mình, mất động lực làm việc, giảm sự hài lòng và cảm giác hoàn thành công việc.
Về hành vi: Trốn tránh trách nhiệm, cô lập bản thân khỏi người khác, chần chừ, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc, trút giận lên người khác, đối đầu với áp lực bằng đồ ăn nhanh hoặc chất kích thích.
Cách phòng ngừa và khắc phục burnout
Để không để cho burnout ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bạn, bạn cần phải có những biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
Nhìn công việc một cách tích cực hơn:
Bạn hãy nhớ lại những lý do mà bạn chọn công việc này, những điều mà bạn yêu thích và những giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng, đồng nghiệp và xã hội. Bạn cũng nên đặt ra những mục tiêu rõ ràng, có ý nghĩa và có thể đo lường được để có thể theo dõi tiến trình và đánh giá kết quả của mình. Hãy tự thưởng cho bản thân những thành tựu nhỏ nhất, như hoàn thành một dự án, nhận được một lời khen, hay giải quyết được một vấn đề khó khăn.
( Nhìn công việc một cách tích cực giúp bạn giải quyết được các vấn đề khó khăn )
Theo dõi deadline hợp lý
Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng làm ngoài giờ và hy sinh cuối tuần cho công việc chính là “deadline dí”. Trong trường hợp này, bạn cần học cách kiểm soát deadline, đừng để “nước đến chân mới nhảy”. Bạn nên chia công việc, mục tiêu thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và rải đều chúng trong các ngày trong tuần. Tuyệt đối đừng để dồn đọng vì khi làm gấp gáp, bạn vừa mệt mà kết quả sai sót lại không điều chỉnh kịp thời.
( Theo dõi deadline để đạt hiệu suất công việc tốt hơn )
Áp dụng chế độ làm việc hợp lý
Công thức làm việc hiệu quả không bắt đầu với tình trạng lao đầu vào đó từ sáng đến tối. Bạn cần cho não thời gian nghỉ ngơi phù hợp giữa giờ để phục hồi năng lượng tích cực. Chẳng hạn, sau 1 tiếng làm việc trước máy tính, bạn hãy nghỉ ngơi 5 – 10 phút, hoặc với công việc nhẹ nhàng hơn là sau 2 – 3 tiếng.
( Áp dụng thời gian làm việc hợp lý để phục hồi năng lượng tích cực )
Tích cực kết bạn nơi công sở
Bạn không nên cô lập bản thân mà hãy tìm cách giao tiếp và hợp tác với những người đồng nghiệp có chung mục tiêu và tầm nhìn. Bạn cũng nên tận dụng những cơ hội để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, team building hay những buổi tiệc nhỏ để gắn kết và tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp trong công ty. Bạn sẽ cảm thấy mình không cô đơn mà có được sự ủng hộ và động viên từ những người xung quanh.
( Giao lưu, kết bạn với đồng nghiệp tạo cảm giác thoải mái nơi công sở )
Dành thêm thời gian để thư giãn
Bạn không nên làm việc quá sức mà hãy biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Bạn nên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và làm những điều mình thích, như đọc sách, nghe nhạc, xem phim, chơi game, du lịch, hay chăm sóc sức khỏe. Bạn cũng nên tận hưởng những khoảnh khắc bên gia đình, bạn bè và người thân, chia sẻ những nỗi buồn, niềm vui và nhận được sự quan tâm và yêu thương từ họ.
( Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý giúp bạn lấy lại tinh thần làm việc tích cực )
Đánh giá lại các ưu tiên
Không thể phủ nhận rằng, burnout là một dấu hiệu cho thấy điều gì đó quan trọng trong cuộc sống của bạn không hoạt động. Dành thời gian để suy nghĩ về hy vọng, mục tiêu và ước mơ của bạn.
Bạn đang bỏ bê một cái gì đó thực sự quan trọng với chính mình? Đây có thể là một cơ hội để khám phá lại những gì thực sự khiến bạn hạnh phúc. Và sống chậm lại, cho bản thân thời gian để nghỉ ngơi, suy ngẫm và chữa lành.
Trên đây là 6 tips cần có mà bạn có thể tham khảo. Đây là những bí quyết đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, duy trì để khắc phục được tình trạng burnout khi làm việc. Hãy để những khoảng thời gian trong ngày trở nên có ý nghĩa, thay vì cống hiến trọn vẹn cho công việc nhưng lại chưa đảm bảo hiệu quả bạn nhé.