- Cẩm nang
- Chi tiết cẩm nang
BẠN NGHĨ SAO VỀ VIỆC “NGẮT KẾT NỐI SAU GIỜ LÀM” NÊN HAY KHÔNG NÊN ?

Người Nhật đòi quyền “ngắt kết nối” sau giờ làm
Theo một khảo sát tại thành phố Kobe vào năm 2020 về quyền "ngắt kết nối" sau giờ làm, kết quả cho thấy đến 14,9% người lao động phải đối mặt với cuộc gọi và email không khẩn cấp từ sếp sau giờ làm việc.
Ở Nhật Bản một số doanh nghiệp đã thực hiện quy định cấm liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc trừ trường hợp khẩn cấp.
Bạn nên làm gì khi sếp gửi tin nhắn giao việc sau giờ làm:
1. Đặt ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân
Có lẽ vì sếp tin tưởng vào khả năng và cách giải quyết công việc của bạn nên mới giao việc cho bạn. Tuy nhiên bạn cũng cần đặt ra ranh giới cho mình nếu như bạn cảm thấy cuộc sống của mình không được cân bằng.
2. Đánh giá mức độ khẩn cấp yêu cầu từ sếp
Nếu công việc đó gấp thực sự, bạn có thể cân nhắc những công việc cá nhân của mình có quan trọng không. Nếu chúng không quá quan trọng, bạn có thể thử dành thời gian hỗ trợ sếp để nâng cao trình độ chuyên môn cho mình. Còn, công việc của sếp giao không quá quan trọng, thì bạn nên kiên định với bản thân, bạn cũng cần thời gian để nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng, còn công việc có thể để sang ngày hôm sau.
Nếu bạn không thực hiện được yêu cầu công việc ngay lập tức, bạn có thể từ chối một cách khéo léo nhưng cũng phải thẳng thắng với sếp về nhiệm vụ được giao sau giờ làm. Bạn có thể đàm phán với sếp mình sẽ ưu tiên hoàn thành công việc vào sáng hôm sau.
3. Đưa ra giải pháp cho sếp
Nếu như không thể thay đổi được cách thức làm việc của cả hai, cả cấp trên và nhân viên cần có sự thống nhất về cách trao đổi công việc phù hợp như: sếp có thể lưu ý về thời gian, hành động phản hồi, cài đặt email được gửi đi vào giờ hành chính. Bạn nên bày tỏ nguyện về công việc của mình cho phòng Nhân sự hoặc cấp trên của bạn.
Cẩm nang liên quan

Kaizen được biết đến là một triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật đã áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới. Kaizen được ghép bởi từ 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”.
Tại Nhật Bản, Kaizen ra đời đầu tiên từ phong cách làm việc của công ty Toyota từ hơn 50 năm trước. Đến nay, hầu hết các công ty của Nhật đều thực hiện theo phương pháp Kaizen. Triết lý này không chỉ giới hạn trong ngành sản xuất mà còn có thể áp dụng được trong ngành dịch vụ, kinh doanh bán lẻ và thậm chí là một khóa học bất kì nào đó.
Mục đích của Kaizen không chỉ là cải tiến năng suất đơn thuần. Khi được thực hiện một cách chính xác, Kaizen sẽ giúp loại bỏ những công việc nặng nhọc không cần thiết và dạy mọi người cách phát hiện và loại bớt lãng phí trong quá trình làm việc.
Các nguyên tắc áp dụng Kaizen trong doanh nghiệp:
1. Luôn tập trung vào khách hàng
2. Luôn cải tiến
3. Xây dựng văn hóa không đổ lỗi
4. Thúc đẩy môi trường văn hóa mở
5. Khuyến khích làm việc theo nhóm
6. Quản lý các dự án kết hợp với các bộ phần chức năng
7. Nuôi dưỡng quá trình quan hệ đúng đắn
8. Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác
9. Thông tin đến mọi nhân viên
10.Thúc đẩy năng suất và hiệu quả thông qua các phương pháp đào tạo

Người Nhật đòi quyền “ngắt kết nối” sau giờ làm
Theo một khảo sát tại thành phố Kobe vào năm 2020 về quyền "ngắt kết nối" sau giờ làm, kết quả cho thấy đến 14,9% người lao động phải đối mặt với cuộc gọi và email không khẩn cấp từ sếp sau giờ làm việc.
Ở Nhật Bản một số doanh nghiệp đã thực hiện quy định cấm liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc trừ trường hợp khẩn cấp.
Bạn nên làm gì khi sếp gửi tin nhắn giao việc sau giờ làm:
1. Đặt ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân
Có lẽ vì sếp tin tưởng vào khả năng và cách giải quyết công việc của bạn nên mới giao việc cho bạn. Tuy nhiên bạn cũng cần đặt ra ranh giới cho mình nếu như bạn cảm thấy cuộc sống của mình không được cân bằng.
2. Đánh giá mức độ khẩn cấp yêu cầu từ sếp
Nếu công việc đó gấp thực sự, bạn có thể cân nhắc những công việc cá nhân của mình có quan trọng không. Nếu chúng không quá quan trọng, bạn có thể thử dành thời gian hỗ trợ sếp để nâng cao trình độ chuyên môn cho mình. Còn, công việc của sếp giao không quá quan trọng, thì bạn nên kiên định với bản thân, bạn cũng cần thời gian để nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng, còn công việc có thể để sang ngày hôm sau.
Nếu bạn không thực hiện được yêu cầu công việc ngay lập tức, bạn có thể từ chối một cách khéo léo nhưng cũng phải thẳng thắng với sếp về nhiệm vụ được giao sau giờ làm. Bạn có thể đàm phán với sếp mình sẽ ưu tiên hoàn thành công việc vào sáng hôm sau.
3. Đưa ra giải pháp cho sếp
Nếu như không thể thay đổi được cách thức làm việc của cả hai, cả cấp trên và nhân viên cần có sự thống nhất về cách trao đổi công việc phù hợp như: sếp có thể lưu ý về thời gian, hành động phản hồi, cài đặt email được gửi đi vào giờ hành chính. Bạn nên bày tỏ nguyện về công việc của mình cho phòng Nhân sự hoặc cấp trên của bạn.

Phương pháp Kakeibo (家計簿 – kah keh boh) có nghĩa là "sổ chi tiêu của gia đình". Trong cuốn sổ này, bạn ghi chép thu nhập và chi tiêu của bản thân với mục đích chính là kiểm soát ví tiền của mình. Nếu viết ra tất cả những kế hoạch, bạn sẽ "toàn tâm toàn ý suy nghĩ" đến và sẽ tập trung hoàn thành mục tiêu tiết kiệm của mình.
Để tích lũy tiền hiệu quả với phương pháp Kakeibo, bạn có thể tuân thủ 5 bước sau:
Bước 1: Ghi lại các khoản thu.
Mỗi đầu tháng, ghi chép các khoản thu bao gồm tiền lương từ công việc chính, tiền lương từ công việc phụ, tiền trả nợ từ người khác, và tiền lãi từ các khoản đầu tư. Sau đó, tổng hợp các khoản này để có một con số cuối cùng.
Bước 2: Ghi chép các khoản chi cố định.
Ghi chép các khoản chi cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền Internet và tiền điện thoại. Trừ số tiền này từ con số thu nhập tổng ở bước 1 để tiến tới bước tiếp theo.
Bước 3: Ghi lại số tiền tiết kiệm mong muốn.
Xác định một phần thu nhập để dành vào tiết kiệm hoặc đầu tư, có thể là 15 - 20% thu nhập hoặc tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn. Sau đó, trừ số tiền này từ số tiền còn lại ở bước 2 để tiếp tục sang bước 4.
Bước 4: Ghi chép chi tiêu hàng ngày theo từng mục cụ thể.
Sau khi đã xác định số tiền dành cho tiết kiệm, sử dụng số tiền còn lại cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Phân loại các khoản chi tiêu thành các mục thiết yếu như thức ăn, xăng xe, học phí và các mục không thiết yếu như mua sắm xa xỉ, dịch vụ giải trí.
Bước 5: Tính tổng chi tiêu vào cuối tháng.
Vào cuối tháng, tổng hợp tất cả các khoản chi tiêu và đánh giá xem bạn đã chi tiêu vượt quá số tiền đã dự định ban đầu hay không. Nếu có, hãy xem xét các mục chi tiêu nào cần được điều chỉnh, đặc biệt là trong các mục không thiết yếu hoặc giải trí. Điều này giúp bạn tối ưu hóa chi tiêu và tiết kiệm cho những tháng sau.

Khác với các nước trên thế giới 25/12 không phải là quốc lễ ở Nhật Bản mà thay vào đó họ sẽ đón Giáng sinh từ 23/12 vì đây là sinh thần của Thiên Hoàng nên không khí tưng bừng sẽ được kéo dài từ ngày 23 đến tới Giáng sinh.
Trên đường phố Nhật Bản vào những ngày Giáng sinh được trang trí rất lộng lẫy với các hình ảnh đặc trưng của Noel như cây thông, người tuyết và đặc biệt là ông già Noel kèm theo một số đồ trang trí khác. Ai ai gặp nhau cũng gửi những lời chúc mừng Giáng sinh bằng Tiếng Nhật thật ý nghĩa.
Một số nơi còn được trang trí cực kì công phu với hệ thống đèn vô cùng rực rỡ. Một loại bánh mà không thể thiếu vào Giáng sinh tại Nhật đó chính là “bánh gato dâu tây”. Loại bánh này thường được làm từ xốp, dâu tây và kem đánh bông.
(Bánh gato dâu tây một loại bánh đặc trưng của ngày lễ giáng sinh ở Nhật)
Đây cũng là dịp mà các món quà được quan tâm đến rất nhiều, người Nhật sẽ tỉ mỉ lựa chọn những món quà ý nghĩa nhất cho người thân trong gia đình hay bạn bè của mình.
Đối với văn hóa Nhật Bản thì đây là dịp lễ mà cha mẹ tặng quà cho con của họ, mà các bạn nhỏ thì không tặng quà cho cha mẹ. Vì họ quan niệm rằng cha mẹ giống như ông già Noel đi phát quà cho các bạn nhỏ chứ các bạn nhỏ có bao giờ lại tặng quà cho ông già Noel.
(Hình ảnh ông già noel không thể thiếu trong ngày giáng sinh)
Một số câu chúc mừng giáng sinh bằng tiếng Nhật bạn có thể tham khảo nhé !
- メリー リスマス!(クリスマスおめでとう!)( meri-kurisumasu): Chúc mừng Giáng Sinh!
- ハッピー メリー クリスマス!(happi meri-kurisumasu): Chúc Giáng Sinh vui vẻ!
- あなたにとって楽しいクリスマスでありますように(anata nitotte tanoshii kurisumasu de arimasu youni): Xin chúc bạn có một mùa Giáng Sinh vui vẻ!
- クリスマスの幸運をお祈りします。(kurisumasu no koun wo onorimasu): Chúc bạn Giáng Sinh đầy may mắn!
- クリスマスの幸運を心よりお祈りいたします (kurisumasu no koun wo kokoro yori onori itashimasu): Tận đáy lòng tôi xin cầu chúc bạn có ngày Giáng Sinh đầy vận may! (dạng kính ngữ)
- 楽しく、幸せなクリスマスでありますように (tanoshiku, shiawasena kurisumasu de arimasu youni): Chúc bạn có mùa Giáng Sinh hạnh phúc và vui vẻ!
Vào những ngày này đa số mỗi hộ gia đình ở Nhật Bản đều sẽ trang trí một cây thông ở nhà. Tuy Giáng sinh đối với Nhật Bản không phải là một ngày lễ quốc gia, nhưng trong tiềm thức của một số người Nhật họ coi ngày này như một ngày lễ thật sự .
(Giáng sinh là dịp tụ họp gia đình)
Bởi vì đây là dịp sẽ có nhiều người trong gia đình tụ họp về, họ trang trí nhà cửa, chuẩn bị món quà cho người thân và cùng nhau ăn một bữa cơm thật đầm ấm.
Hy vọng những chia sẻ trên của Vietseiko sẽ hữu ích với bạn trong những mùa Giáng sinh nhé. Chúc các bạn Giáng sinh vui vẻ!