28/02/2025
Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng

Trang b-company của Công ty Nghiên cứu và tư vấn đầu tư B&Company Inc (Nhật Bản) đánh giá, thông qua thúc đẩy các ngành chế biến và sản xuất, các ngành công nghiệp phụ trợ đã cải thiện đáng kể cơ cấu kinh tế chung của Việt Nam.

Ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể nhờ sự kết hợp giữa lợi thế địa chiến lược, sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ và đầu tư nước ngoài từ các công ty sản xuất hàng đầu thế giới. Cụ thể:

Thứ nhất, nhờ vị trí chiến lược ở Đông Nam Á, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các thị trường lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Lợi thế về mặt địa lý nếu kết hợp với mạng lưới vận tải và hậu cần hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường. Việt Nam đã nổi lên như một điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn toàn cầu như Apple, Canon, LG, Samsung, Google và Panasonic. Do đó, khi các tập đoàn đa quốc gia mở rộng chuỗi cung ứng vào Việt Nam, các nhà cung cấp hàng đầu của các tập đoàn như Foxconn, Jabil, Pegatron và Wistron cũng làm theo, củng cố hơn nữa cơ sở hạ tầng công nghiệp của đất nước.

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam tích cực hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thông qua nhiều chính sách, bao gồm ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và tiếp cận các chương trình đào tạo chuyên sâu.

Ngoài ra, Chính phủ đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu của đất nước và kết nối thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, bất chấp thành công đáng kể trong thu hút đầu tư nước ngoài, các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn phải đối mặt với những rào cản đáng kể. Trong đó, 88% các công ty nội địa trong các ngành này được phân loại là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường gặp khó khăn về nguồn lực tài chính và nhân lực hạn chế.

Hơn nữa, Việt Nam thiếu các công ty đầu ngành có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), cũng như đổi mới sản phẩm vẫn còn ở mức tối thiểu. Những thách thức này hạn chế khả năng hội nhập hoàn toàn của đất nước vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thêm vào đó, các công ty nước ngoài có xu hướng dựa vào các nhà cung cấp hoặc công ty có uy tín tại thị trường trong nước, khiến các công ty Việt Nam gặp bất lợi. Mối quan hệ yếu kém với các thương hiệu toàn cầu lớn thường đặt các doanh nghiệp nội địa vào thế bị động, khiến họ khó đảm bảo các điều khoản thuận lợi và quan hệ đối tác.

Theo nhận định của Công ty Nghiên cứu và tư vấn đầu tư B&Company Inc, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hiện coi Việt Nam là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng.

Để tăng cường hơn nữa vai trò này, Việt Nam cần tập trung phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp phụ trợ. Nguồn cung nguyên liệu và linh kiện trong nước ổn định sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, giảm chi phí và thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất và chế biến trong nước.

Mặt khác, theo khảo sát của JETRO, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng từ 28% cách đây 10 năm lên 37% năm 2022, nhưng các công ty đang gặp khó khăn, đặc biệt là về chất lượng nhà cung cấp. Dù một số công ty đạt được tỷ lệ nội địa hóa cao, nhu cầu về các nhà cung cấp đáng tin cậy, chất lượng cao và có thể đưa ra mức giá cạnh tranh vẫn là một thách thức để tiến xa hơn.

* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng
Báo: baoquocte.vn
Ngày: 28/02/2025
Link đến bài gốc: https://baoquocte.vn/doanh-nghiep-nhat-ban-coi-viet-nam-la-mat-xich-khong-the-thieu-trong-chuoi-cung-ung-305691.html

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

27/02/2025
Ishikawa - vẻ đẹp của vùng đất "thuần Nhật Bản"

Nằm trên bờ biển phía bắc của Honshu giữa Biển Nhật Bản và cụm đỉnh núi bao quanh Núi Hakusan, Ishikawa mang đến tầm nhìn tuyệt đẹp ra đại dương và quang cảnh núi non hùng vĩ.

Từng được cai trị bởi gia tộc Kaga giàu có, khu vực này đã trở thành trung tâm thịnh vượng của mỹ thuật Nhật Bản, bao gồm gốm sứ và đồ sơn mài vào thế kỷ 17, và ngày nay vẫn là một trong những trung tâm nghệ thuật quan trọng nhất của đất nước.

Lịch sử của Ishikawa bắt đầu từ gia tộc Kaga cai trị vùng đất Ishikawa trong thời kỳ Edo (1603-1868). Đây là nơi các nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật biểu diễn, văn hóa ẩm thực và các khía cạnh khác phát triển nhờ sử dụng sức mạnh tài chính gia tộc Kaga.

Tại tỉnh Ishikawa, du khách có thể tận hưởng bầu không khí của thời đại samurai, chẳng hạn như vườn Kenroku-en và dinh thự samurai Nagamachi, nơi samurai từng sinh sống.

Kenroku-en được đánh giá là khu vườn samurai đẹp nhất Nhật Bản được hoàn thiện trong khoảng thời gian 180 năm, trải qua 9 thế hệ.

Bán đảo Noto ở phía bắc Kanazawa hướng ra Biển Nhật Bản, nơi những ngôi làng chài truyền thống nằm rải rác trên bờ biển, mang đến một lát cắt về cuộc sống giản dị của những người dân.

Phía nam Kanazawa là nơi có ngôi làng suối nước nóng Kaga lịch sử với 1.300 năm lịch sử, nơi bạn có thể chiêm ngưỡng quang cảnh tuyệt đẹp của ngôi làng vào bất kỳ mùa nào.

Ishikawa có nền văn hóa ẩm thực tuyệt vời sử dụng rau và hải sản tươi sống từ Biển Nhật Bản. Ẩm thực Kaga được các đầu bếp đưa nghệ thuật thủ công vào và phục vụ trong những chiếc bát truyền thống thanh lịch, chẳng hạn như đồ sứ Kutani và đồ sơn mài Wajima, không chỉ ngon mà còn là bữa tiệc thị giác.

Đồ sơn mài Wajima được sản xuất tại thành phố Wajima, tỉnh Ishikawa. Điểm nổi bật nhất của đồ sơn mài Wajima không chỉ là lớp hoàn thiện đẹp mà còn là loại bột chất lượng cao được sử dụng để sản xuất tạo nên độ bền cao. Đồ sơn mài Wajima sử dụng các kỹ thuật trang trí như thiếp vàng. Những thiết kế vàng và bạc duyên dáng này rất bắt mắt. Đó là một sản phẩm bền bỉ trải qua hơn một trăm công đoạn sản xuất. Do đó, đây không chỉ là một sản phẩm hấp dẫn, bền bỉ mà còn có thể phục hồi nếu bị hư hỏng.

Nghệ nhân Tatsushi Yamazaki cho biết ông là thế hệ thứ hai trong một gia đình làm sơn mài ở tỉnh Ishikawa. Công việc của ông bao gồm chạm khắc và vẽ hoa văn trên đồ sơn mài. Đó cũng là quy trình cuối cùng để hoàn thiện một sản phẩm sơn mài. Việc sản xuất đồ sơn mài Wajima có sự phân công theo từng khâu rõ rang với mỗi người đảm nhận phần việc khác nhau. Mỗi một công đoạn đều được thực hiện tỉ mỉ để ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

 Nghệ nhân Tatsushi Yamazaki đang vẽ khắc trên đồ sơn mài Wajima. (Ảnh: Nguyễn Tuyến/Vietnam+)

Nghệ nhân Tatsushi Yamazaki đang vẽ khắc trên đồ sơn mài Wajima. (Ảnh: Nguyễn Tuyến/Vietnam+)

Với 40 năm theo nghề trang trí cho đồ sơn mài Wajima, nghệ nhân Tatsushi Yamazaki bày tỏ mong muốn được truyền nghề thủ công truyền thống cho thế hệ trẻ.

Đồ gốm Kutani là một loại đồ gốm được sản xuất tại tỉnh Ishikawa. Đây là một nghề thủ công truyền thống được sản xuất lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 17.

Những đặc điểm đáng chú ý của đồ gốm Kutani là màu sắc sống động, thiết kế táo bạo và thanh lịch, cùng kỹ thuật trang trí men phủ đặc biệt. Kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng bột màu để vẽ hoa văn trên bề mặt men và sau đó nung lại sản phẩm.

Đồ thủ công này được đặt theo tên ngôi làng nơi sản xuất ra nó đầu tiên, Kutani, khi đó thuộc quyền quản lý của một lãnh chúa phong kiến. Lãnh chúa đã cử một người đàn ông tên là Saijiro Goto đến học các kỹ thuật làm gốm ở thị trấn Arita.

Khi Goto trở về, ông đã thành lập một lò nung đồ gốm Kutani và kết hợp các kỹ thuật từ Arita nhưng cuối cùng nó đã không còn được sử dụng sau nửa thế kỷ. Một số người suy đoán rằng những người cai trị đang gặp khó khăn của Lãnh địa Daishoji không có đủ tiền để tiếp tục tài trợ cho sản xuất.

Một cuộc phục hưng đồ gốm Kutani bắt đầu vào cuối Thời kỳ Edo, tại thành phố Kanazawa, với sự giúp đỡ của những người thợ gốm từ Kyoto nhưng cuộc Duy tân Minh Trị chứng kiến sự kết thúc của Mạc phủ cầm quyền đã khiến các nghệ sĩ Kutani không còn được lãnh chúa phong kiến hỗ trợ. Điều này buộc họ phải tự cung tự cấp.

Theo Bảo tàng Nghệ thuật Kutaniyaki, những người thợ gốm của Daishoji tập trung nỗ lực để củng cố danh tiếng của mình bằng cách cải thiện hơn nữa chất lượng tác phẩm của họ với tư cách là những nghệ sỹ cá nhân thay vì là một trong số nhiều nghệ nhân làm việc tại cùng một lò nung. Chất lượng hơn số lượng luôn là chủ đề chung xuyên suốt lịch sử của đồ gốm Kutani cho đến ngày nay.

Trong khi đồ gốm Kutani thường được sử dụng trong các đĩa lớn và đồ đựng nghi lễ, một trong những mục tiêu của Sáng kiến Wear Kutani là làm cho các sản phẩm Kutani dễ tiếp cận hơn trong khi cam kết về chất lượng vẫn được duy trì.

Sáng kiến Wear Kutani hiện có 22 nghệ nhân nữ vì vậy những tác phẩm của sáng kiến này đậm chất nữ tính trong khi vẫn bảo tồn truyền thống. Với mỗi sản phẩm của Weart Kutani được làm thủ công và không có chỗ cho sản xuất hàng loạt.

Chia sẻ về công việc của mình, nghệ nhân Fukushima Reiko, thành viên của Wear Kutani cho biết bà đảm nhận việc vẽ đồ gốm Kutani màu đỏ. Bà thường vẽ đĩa hoặc bình, tỉ mẩn với từng nét một.

Cũng như nghệ nhân Tatsushi Yamazaki, bất cứ khi nào có cơ hội giới thiệu, nghệ nhân Fukushima Reiko đều tích cực tham gia, trình diễn và giải thích về đồ gốm Kutani với hy vọng có nhiều người sẽ tìm hiểu về văn hóa Ishikawa và các nguồn tài nguyên du lịch của quê hương.

Tràn ngập lịch sử, nghệ thuật và vẻ đẹp thiên nhiên - Ishikawa được mệnh danh là “Nhật Bản đích thực,” là một trong những điểm đến quyến rũ nhất của xứ Phù Tang.

* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: TPHCM mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực
Báo: baomoi.com
Ngày: 27/02/2025
Link đến bài gốc: https://baomoi.com/ishikawa-ve-dep-cua-vung-dat-thuan-nhat-ban-c51574971.epi

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban
 

26/02/2025
Bình Dương tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Nhật Bản

Tại buổi làm việc, ông Masashi Suzuki chia sẻ về quá trình phát triển của tỉnh Ibaraki và nhận thấy nhiều điểm tương đồng với Bình Dương. Ông bày tỏ mong muốn hai bên thiết lập mối quan hệ hợp tác thiết thực, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực.

Tỉnh Ibaraki được biết đến với các trung tâm công nghiệp lớn như khu vực Hitachi chuyên sản xuất máy móc và thiết bị điện, Tsukuba tập trung các viện nghiên cứu và Kashima với các nhà máy sản xuất vật liệu công nghiệp. Sự hợp tác giữa Bình Dương và Ibaraki hứa hẹn mang lại lợi ích lớn trong việc trao đổi công nghệ và kinh nghiệm quản lý công nghiệp.

Ngoài Ibaraki, Bình Dương đã có quan hệ hợp tác với tỉnh Yamaguchi từ năm 2014. Trong một thập kỷ qua, hai tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế, giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân. Đặc biệt, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) đã hợp tác với Đại học Yamaguchi trong nghiên cứu khoa học, đồng thời triển khai các chương trình phái cử thực tập sinh kỹ thuật, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các đại biểu chụp ảnh chung. Ảnh: TTXVN phát

Ông Bùi Minh Thạnh khẳng định, chính quyền địa phương luôn cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Tỉnh thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ doanh nghiệp để lắng nghe và kịp thời giải quyết các vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính, thuế, cấp phép lao động và xây dựng. Sự hỗ trợ tích cực này đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp Nhật Bản, thúc đẩy nhiều dự án mở rộng hoạt động kinh doanh tại Bình Dương.

Hiện nay, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn tại Bình Dương, với 358 dự án và tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ USD. Các tập đoàn lớn như Tokyu, Panasonic, Toshiba và Aeon Mall đã có mặt tại địa phương, đóng góp tích cực vào sự phát triển công nghiệp, công nghệ cao và dịch vụ.

Với môi trường đầu tư thuận lợi và sự đồng hành của chính quyền, Bình Dương tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Nhật Bản, mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển bền vững trong tương lai.
* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: 60% số công ty Nhật Bản có kế hoạch tăng lương cho người lao động
Báo: bnews
Ngày: 26/02/2025
Link đến bài gốc: https://bnews.vn/binh-duong-tiep-tuc-la-diem-den-hap-dan-cho-nha-dau-tu-nhat-ban/364200.html#google_vignette

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko 
Link việc làm: Danh sách việc làm tại Việt Nam

25/02/2025
Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Hokuriku là một vùng nhỏ trên biển Nhật Bản gần trung tâm quần đảo Nhật Bản. Nơi đây có 3 tỉnh: Toyama, Ishikawa và Fukui. Với những ngọn núi cao chót vót của dãy Alps Nhật Bản, quang cảnh bờ biển phía Tây Nhật Bản cùng các thành phố và thị trấn phát triển mạnh mẽ với nền văn hóa truyền thống tinh tế, Hokuriku được coi là vùng đất hội tụ những tinh hoa của thiên nhiên và con người Nhật Bản.

Tỉnh Fukui nằm dọc theo bờ biển Nhật Bản được coi là một trong những vùng đất có chiều sâu văn hóa. Đây chính là nơi có ngôi đền Eiheiji, một trong những ngôi đền chính của trường phái Soto của Phật giáo Thiền tông trong nhiều thế kỷ.

Lá vàng Kanazawa được dùng để thếp vàng trên sản phẩm sơn mài Wajima của tỉnh Ishikawa. Ảnh: Nguyễn Tuyến/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Lá vàng Kanazawa được dùng để thếp vàng trên sản phẩm sơn mài Wajima của tỉnh Ishikawa. Ảnh: Nguyễn Tuyến/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Fukui còn nổi tiếng với Bảo tàng khủng long (FPDM), là bảo tàng cổ sinh vật học và địa chất tại công viên Nagaoyama, nơi gần với địa điểm khai quật khủng long vào năm 2000. FPDM được công nhận là một trong những bảo tàng khủng long hàng đầu thế giới, được đánh giá là một trong những địa điểm quan trọng dành cho nghiên cứu và giáo dục về khủng long. Ngoài ra, Fukui còn là nơi lưu giữ di sản các ngành nghề thủ công truyền thống phong phú, được các cộng đồng nghệ nhân bảo tồn và phát triển mạnh mẽ như ở khu vực Echizen.

Các nghệ nhân của Fukui dựa trên truyền thống hàng thế kỷ làm lưỡi dao, đồ mộc, đồ sơn mài, đồ gốm và giấy, để đưa ngành nghề truyền thống địa phương trở thành một đặc trưng văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản.

Giấy washi Echizen của tỉnh Fukui được dùng để xếp hình khủng long trong nghệ thuật gấp giấy Origami của Nhật Bản. Ảnh: Phạm Tuân/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Giấy washi Echizen của tỉnh Fukui được dùng để xếp hình khủng long trong nghệ thuật gấp giấy Origami của Nhật Bản. Ảnh: Phạm Tuân/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Giấy washi Echizen là một trong số những sản phẩm thủ công truyền thống nổi bật của Fukui. Giấy washi Echizen bắt đầu xuất hiện muộn nhất vào thế kỷ thứ IV hoặc thứ V khi lần đầu tiên được du nhập vào Nhật Bản. Kho lưu trữ Shosoin có bản thảo được bảo quản lâu đời nhất ở Nhật Bản có đề cập đến giấy washi Echizen. Cùng với sự thấm nhuần truyền thống văn hóa dân tộc từ thời xa xưa, sự kết hợp với xu thế thời đại, giấy washi Echizen trở thành một thương hiệu nổi bật của Fukui.

Cũng như Fukui, tỉnh Ishikawa có nền văn hóa ẩm thực tuyệt vời khi sử dụng rau và hải sản tươi sống từ biển Nhật Bản nhờ vào vị trí nằm trên bờ biển phía Bắc của đảo Honshu giữa biển Nhật Bản và cụm đỉnh núi bao quanh núi Hakusan. Ẩm thực Kaga được các đầu bếp đưa nghệ thuật thủ công vào và phục vụ trong những chiếc bát truyền thống thanh lịch, chẳng hạn như đồ sứ Kutani và đồ sơn mài Wajima, không chỉ ngon miệng mà còn là bữa tiệc thị giác.

Điểm nổi bật nhất của đồ sơn mài Wajima không chỉ là lớp hoàn thiện đẹp mà còn được làm từ loại bột chất lượng cao để tạo độ bền. Đồ sơn mài Wajima sử dụng các kỹ thuật trang trí như thiếp vàng. Những thiết kế vàng và bạc duyên dáng nhìn rất bắt mắt, được chế tác thủ công bền bỉ qua hơn 100 công đoạn sản xuất.

Giấy washi Echizen của tỉnh Fukui được dùng để xếp hình đoàn tàu Shinkansen trong nghệ thuật gấp giấy Origami của Nhật Bản. Ảnh: Phạm Tuân/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Giấy washi Echizen của tỉnh Fukui được dùng để xếp hình đoàn tàu Shinkansen trong nghệ thuật gấp giấy Origami của Nhật Bản. Ảnh: Phạm Tuân/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, nghệ nhân Tatsushi Yamazaki cho biết ông là thế hệ thứ hai trong gia đình làm sơn mài ở tỉnh Ishikawa. Công việc của ông bao gồm chạm khắc và vẽ hoa văn trên đồ sơn mài. Đó cũng là quy trình cuối cùng để hoàn thiện một sản phẩm. Việc sản xuất đồ sơn mài Wajima được chia theo từng khâu và mỗi khâu đều có người đảm nhiệm riêng. Mỗi một công đoạn đều được thực hiện tỉ mỉ để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Với 40 năm theo nghề trang trí đồ sơn mài Wajima, nghệ nhân Tatsushi Yamazaki bày tỏ mong muốn sẽ có thể truyền nghề thủ công truyền thống cho thế hệ trẻ. Không chỉ vậy, ông còn rất hào hứng khi là người đầu tiên giới thiệu nét đẹp văn hóa của Wajima ra thế giới. Với ông, sơn mài Wajima đã trở thành một niềm đam mê trong cuộc sống.

Không chỉ gìn giữ nghề thủ công truyền thống, Ishikawa còn phát triển những ngành nghề phù hợp với cuộc sống hiện đại. Đồ gốm Kutani là một nghề thủ công truyền thống được sản xuất lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XVII. Những đặc điểm đáng chú ý của đồ gốm Kutani là màu sắc sống động, thiết kế táo bạo và thanh lịch, cùng kỹ thuật trang trí men phủ đặc biệt. Kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng bột màu để vẽ hoa văn trên bề mặt men và sau đó nung lại sản phẩm.

Trong khi đồ, gốm Kutani thường được sử dụng trong các đĩa lớn và đồ đựng nghi lễ. Một nhóm các nữ nghệ nhân thủ công truyền thống Nhật Bản đã lập ra sáng kiến “Wear Kutani” với mục tiêu làm cho các sản phẩm Kutani dễ tiếp cận hơn, trong khi cam kết về chất lượng vẫn được duy trì. Sáng kiến "Wear Kutani" có 22 nghệ nhân nữ tham gia. Các tác phẩm của sáng kiến này đậm chất nữ tính và vẫn bảo tồn được truyền thống. Mỗi sản phẩm của Weart Kutani được làm thủ công và không có chỗ cho sản xuất hàng loạt.

Nghệ nhân Fukushima Reiko, thành viên của Sáng kiến Wear Kutani, đã có 15 năm đảm nhận công việc vẽ trang trí cho đồ gốm Kutani. Ảnh: Nguyễn Tuyến/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Nghệ nhân Fukushima Reiko, thành viên của Sáng kiến Wear Kutani, đã có 15 năm đảm nhận công việc vẽ trang trí cho đồ gốm Kutani. Ảnh: Nguyễn Tuyến/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Nghệ nhân Fukushima Reiko của Wear Kutani cho biết bà đảm nhận việc vẽ đồ gốm Kutani màu đỏ. Bà thường vẽ đĩa hoặc bình, tỉ mẩn với từng nét một. Bắt đầu từ năm 2010, đến nay đã được 15 năm, bà rất yêu công việc này và bất cứ khi nào có cơ hội giới thiệu, nghệ nhân Fukushima Reiko đều tích cực tham gia, trình diễn và giải thích về đồ gốm Kutani với hy vọng có nhiều người sẽ tìm hiểu về văn hóa Ishikawa và các nguồn tài nguyên du lịch của quê hương.

Là một trong ba tỉnh ở vùng Hokuriku, tỉnh Toyama cũng được ưu đãi với cảnh quan hùng vĩ và năng động, có vịnh sâu 1.000m và dãy núi cao 3.000m sừng sững phía trên. Thiên nhiên trù phú của Toyama tạo ra vùng đất của nhiều loại nông sản và thủy sản, đồng thời hình thành một nền văn hóa thủ công truyền thống đặc sắc.

Văn hóa đặc trưng của tỉnh Toyama được tôn vinh bằng một số lễ hội sôi động, trong đó có những lễ hội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Các sự kiện như Owara Kaze-no-Bon quy tụ toàn bộ khu phố - bao gồm cả du khách - với những bài hát và điệu nhảy sôi động.

Trong số các ngành nghề thủ công, nghệ thuật chạm khắc gỗ Inami của Toyama được cả thế giới biết đến với đặc tính cầu kỳ và tinh xảo.

Đồ chạm khắc gỗ Inami nổi bật với khả năng chạm khắc gỗ đặc biệt của các tác phẩm ba chiều tràn đầy sức sống và chuyển động. Những nghệ nhân giàu kinh nghiệm sử dụng hơn 200 loại đục và dao khác nhau để chạm khắc cả hai mặt của một tác phẩm.

Ví dụ, khi chạm khắc cửa sổ chớp giữa các phòng, nghệ nhân tính đến ánh mắt của một người nhìn lên từ bên dưới và thực hiện nhiều lớp để tạo nên chiều sâu cho tác phẩm. Ngoài ra, những kỹ thuật chạm khắc tinh xảo này còn tạo ra bóng đổ, mang lại khả năng biểu cảm để khi nhìn vào một con rồng, người ta có cảm giác như bất cứ lúc nào nó cũng có thể bay tự do.

Nghệ nhân chạm khắc gỗ Sakai Hidetoshi của tỉnh Toyama miệt mài với công việc chạm khắc ba chiều. Ảnh: Xuân Giao/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Nghệ nhân chạm khắc gỗ Sakai Hidetoshi của tỉnh Toyama miệt mài với công việc chạm khắc ba chiều. Ảnh: Xuân Giao/Pv TTXVN tại Nhật Bản

Nghệ nhân Sakai Hidetoshi, một người có thâm niên khoảng 40 năm, giải thích với phóng viên TTXVN về công việc chạm khắc của mình khi chạm khắc ba chiều bức tượng Ebisu đã được lưu truyền ở Nhật Bản từ thời xa xưa. Nghệ nhân cho biết việc chạm khắc thô đã xong và giờ đây đang trong quá trình hoàn thiện. Bức tượng phù điêu gỗ dày khoảng 7 cm và không có mặt sau.

Tượng Ebisu mỉm cười đang cầm Mặt Trời là một họa tiết được sử dụng trong các lễ kỷ niệm truyền thống của Nhật Bản và khi công việc kinh doanh phát đạt. Bắt đầu công việc chạm khắc gỗ từ khi 18 tuổi, nghệ nhân Sakai Hidetoshi là thế hệ thứ hai trong một gia đình có nghề chạm khắc gỗ truyền thống.

Hokuriku mang đến những trải nghiệm văn hóa đích thực, phong cảnh nên thơ, hải sản hảo hạng và sự yên tĩnh. Giờ đây với giao thông thuận tiện từ các đô thị lớn, Toyama cùng với Fukui và Ishikawa trở thành những điểm đến hoàn hảo cho nhu cầu khám phá toàn diện và sâu sắc về một vùng đất Hokuriku đặc sắc và đầy bí ẩn.

Tràn ngập lịch sử, nghệ thuật và vẻ đẹp thiên nhiên, Hokuriku được mệnh danh là “Nhật Bản đích thực”, là một trong những điểm đến quyến rũ nhất của xứ Phù Tang.
* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản
Báo: baomoi
Ngày: 25/02/2025
Link đến bài gốc: https://baomoi.com/den-hokuriku-kham-pha-nghe-thu-cong-truyen-thong-co-xua-cua-nhat-ban-c51549036.epi

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko 
Link việc làm: Danh sách việc làm tại Việt Nam

24/02/2025
60% số công ty Nhật Bản có kế hoạch tăng lương cho người lao động

Theo một cuộc khảo sát của công ty dữ liệu và nghiên cứu thị trường Teikoku Databank, hơn 60% các công ty Nhật Bản có kế hoạch tăng lương cho người lao động trong năm tài chính tiếp theo bắt đầu từ tháng 4/2025 khi phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt để tuyển dụng và giữ chân nhân viên.

Cuộc khảo sát vừa công bố cho thấy 61,9% trong số hơn 11.000 công ty được khảo sát có ý định tăng lương cho nhân viên trong các cuộc đàm phán lương hàng năm, kết thúc vào tháng 3/2025. Tỷ lệ này cao hơn so với mức 59,7% của năm 2024, khi các cuộc đàm phán tiền lương dẫn đến mức tăng lương cao nhất trong vài thập kỷ qua.

Khoảng 56% các công ty khảo sát cho biết họ dự định tăng lương cơ bản. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ khi Teikoku bắt đầu theo dõi từ năm 2007. Cuộc khảo sát được thực hiện vào cuối tháng 1/2025.

Mặc dù số liệu không nêu rõ quy mô tăng lương theo kế hoạch, nhưng cho thấy đà tăng trưởng tiền lương vẫn duy trì và lan rộng hơn, một dấu hiệu tích cực đối với Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) khi đặt mục tiêu thúc đẩy một chu kỳ kinh tế tích cực. Mức tăng lương vững trong năm nay sẽ giúp BoJ tiếp tục đi đúng hướng để tăng lãi suất.

Chuyên gia Hajime Takata, thành viên hội đồng quản trị của BoJ, cho biết, việc tăng lãi suất sẽ phù hợp nếu triển vọng kinh tế của BoJ trở thành hiện thực, bao gồm các hành động tích cực của doanh nghiệp như tăng lương bền vững. Các nhà kinh tế dự đoán BoJ sẽ tiếp tục nâng lãi suất cơ bản vào mùa Hè tới.

Hiện tại, người lao động và nhà tuyển dụng Nhật Bản đang trong quá trình đàm phán lương hàng năm. Các công đoàn yêu cầu mức tăng lương tương đương hoặc cao hơn năm ngoái. Trong các cuộc đàm phán lương năm 2024 một số công nhân đã đạt được mức tăng lương lớn nhất trong hơn ba thập kỷ, kết quả này đã thúc đẩy BoJ thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên sau 17 năm.

Liên đoàn công đoàn lớn nhất Nhật Bản Rengo thông báo rằng họ sẽ yêu cầu tăng lương ít nhất 5% trong năm nay. Rengo đã gia tăng sức ép thông qua các cuộc họp liên tục với lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp trong vài tháng qua.

Một nhóm nhà kinh tế dự báo mức tăng lương trung bình năm nay sẽ là 4,92%, thấp hơn một chút so với mức 5,33% của năm ngoái. Rengo dự kiến sẽ công bố số liệu thống kê yêu cầu của người lao động vào ngày 6/3 và các thỏa thuận vào ngày 14/3.

Báo cáo công bố ngày 20/2 cũng nhấn mạnh áp lực ngày càng gia tăng đối với các công ty đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài. Gần 75% công ty có kế hoạch tăng lương đã nêu ra nhu cầu thu hút và giữ chân những người lao động. Báo cáo cho thấy các ngành sản xuất, xây dựng và vận tải là những ngành có khả năng cam kết tăng lương cao nhất vì đây là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu hụt lao động.
 

* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: 60% số công ty Nhật Bản có kế hoạch tăng lương cho người lao động
Báo: bnews
Ngày: 24/02/2025
Link đến bài gốc: https://bnews.vn/60-so-cong-ty-nhat-ban-co-ke-hoach-tang-luong-cho-nguoi-lao-dong/364031.html

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko 
Link việc làm: Danh sách việc làm tại Việt Nam

21/02/2025
Đồng yên Nhật đắt nhất hơn 2 tháng vì BOJ có thể tiếp tục tăng lãi suất

Có thời điểm trong phiên giao dịch ngày 20/2, đồng yên tăng giá tới 1% so với USD, đạt 149,95 yên đổi 1 USD, mức cao nhất của đồng yên kể từ hôm 9/12…

Tỷ giá đồng yên Nhật Bản so với đồng USD đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, vượt trội so với các đồng tiền chủ chốt khác trong bối cảnh có nhiều đồn đoán trên thị trường tài chính cho rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ sớm có đợt tăng lãi suất tiếp theo.

Có thời điểm trong phiên giao dịch ngày 20/2, đồng yên tăng giá tới 1% so với USD, đạt 149,95 yên đổi 1 USD, mức cao nhất của đồng yên kể từ hôm 9/12. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản cũng tăng, với lợi suất của kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2009.

CUỘC GẶP CỦA THỐNG ĐỐC BOJ VỚI THỦ TƯỚNG NHẬT

Thị trường hoán đổi lãi suất cho thấy khả năng BOJ có một đợt tăng lãi suất nữa trong thời gian từ nay tới cuộc họp tháng 7 là 84%, so với mức 70% vào thời điểm đầu tháng này. Khả năng BOJ tăng lãi suất tại một thời điểm nào đó trong thời gian từ nay tới tháng 9 là xấp xỉ 100%.

Các số liệu kinh tế gần đây của Nhật Bản đều ủng hộ kịch bản BOJ tiếp tục tăng lãi suất. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này trong quý 4/2024 cao hơn dự báo và tiền lương danh nghĩa tăng mạnh nhất trong gần 3 thập kỷ.

Thống đốc BOJ Kazuo Ueda ngày 20/2 nói rằng trong một cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba diễn ra cùng ngày, ông không thảo luận về sự gia tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật

“Cuộc gặp của Thống đốc Ueda và Thủ tướng Ishiba có lẽ đã mang lại cho các nhà đầu cơ giá lên đồng yên đủ tự tin để theo đuổi sự đặt cược này sau khi đánh giá về tuyên bố của ông Ueda. Xét tới việc Thống đốc và Thủ tướng không bàn gì về sự tăng giá của đồng yên và đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật, có thể hiểu rằng nhà chức trách đã cảm thấy thoải mái hơn với việc tiếp tục tăng lãi suất”, chiến lược gia vĩ mô Alex Loo ở Singapore nhận định với hãng tin Bloomberg.

Ông Hajime Takata, một thành viên Hội đồng Thống đốc BOJ hôm 19/2 nói rằng việc quan trọng là tiếp tục xem xét việc tăng lãi suất từ tốn, đồng thời lưu ý rằng lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản đang diễn biến phù hợp với quan điểm của thị trường về nền kinh tế.

Theo nguồn thạo tin là các nhà giao dịch tiền tệ đề nghị không tiết lộ danh tính, các quỹ phòng hộ đang mua vào các cấu trúc mang lại lợi nhuận nếu đồng yên tăng giá tới ngưỡng 145-140 yên đổi 1 USD trong 3-6 tháng tới.

Một chỉ số được quan tâm nhiều đo tâm lý và vị thế đầu cơ trên thị trường, phản ánh các kỳ vọng về quãng thời gian 1 năm tới cho thấy nhà đầu tư đang có mức độ lạc quan cao nhất về đồng yên kể từ giữa tháng 10 năm ngoái tới nay. Nhìn trong ngắn hạn, nhu cầu đối với đồng yên đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong 3 tháng, trong khi chi phí phòng hộ tỷ giá đồng yên đóng cửa phiên ngày 20/2 ở mức cao nhất trong hơn 1 tuần.

ẨN SỐ BÁO CÁO CPI

“Điều rất đáng chú ý là ông Takata không bày tỏ bất kỳ lo ngại gì về sự gia tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản”, trưởng chiến lược ngoại hối Yujiro Goto của công ty Nomura Securities Co. nhận định trong một báo cáo. Điều này mở ra cánh cửa để lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật và tỷ giá đồng yên tiếp tục tăng - ông Goto nhấn mạnh.

Chiến lược gia Mark Cranfield của công ty nghiên cứu Bloomberg Economics nhận định đà mất giá của đồng USD so với đồng yên sẽ được đẩy mạnh sau khi Thống đốc Ueda tuyên bố không thảo luận về sự đi lên của lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản trong cuộc gặp thường kỳ với Thủ tướng Ishiba. “Nếu không có sự phản đối nào của Thủ tướng với hướng đi của lợi suất trái phiếu chính phủ, đó về bản chất là một sự bật đèn xanh để tiếp tục tăng lãi suất. Điều này đã được phản ánh qua việc đồng yên mạnh lên và giá trái phiếu chính phủ Nhật giảm xuống thấp hơn”, ông Cranfield viết trong một báo cáo.

Phiên tăng giá ngày 20/2 của đồng yên cũng diễn ra trước khi Nhật Bản công bố số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào ngày thứ Sáu. Một mức tăng CPI nóng hơn dự báo có thể thúc đẩy các nhà giao dịch tăng cường mua đồng yên Nhật.

Một nhà giao dịch tiền tệ ở châu Á cho biết các quỹ đầu cơ tiền tệ đang đặt cược vào một báo cáo CPI nóng của Nhật Bản, trong khi chi phí phòng hộ tỷ giá đồng yên qua đêm tăng lên mức cao nhất trong 1 tuần. Trong một cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg, các chuyên gia kinh tế đưa ra mức dự báo trung vị là CPI tháng 1 của Nhật tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2023.

“Những đồn đoán về việc BOJ tiếp tục tăng lãi suất có thể rộ lên hơn nữa nếu báo cáo lạm phát ngày mai cho thấy mức tăng mạnh hơn kỳ vọng. Có vẻ như mức tỷ giá 148,65 yên/USD sẽ là ngưỡng hỗ trợ chủ chốt của đồng USD, có khả năng xuất hiện vào ngày mai nếu mức tăng CPI cao hơn dự báo”, chiến lược gia Charu Chanana của công ty Saxo Markets nhận định.

Dù vậy, tỷ giá đồng yên cũng đang đương đầu áp lực giảm đến từ các nhà đầu tư cá nhân của Nhật Bản, những người đang chuộng mua cổ phiếu ở nước ngoài để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn so với trong nước, bởi lãi suất thực ở Nhật Bản - lãi suất danh nghĩa sau khi trừ đi lạm phát - vẫn đang ở trạng thái âm. Ngoài ra, việc đồng yên tăng giá cũng có thể khiến BOJ có ít lý do để sớm có đợt tăng lãi suất tiếp theo.

“Nếu đồng yên duy trì sức mạnh ở mức dưới 150 yên đổi 1 USD trong thời gian dài, BOJ sẽ nghĩ lại về thời điểm có đợt tăng lãi suất tiếp theo. Chúng tôi dự báo về một đợt tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 5, nhưng một đợt tăng như vậy cũng có thể bị trì hoãn tới mùa hè”, nhà kinh tế cấp cao Min Joo Kang của ngân hàng ING nhận xét.
* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: Đồng yên Nhật đắt nhất hơn 2 tháng vì BOJ có thể tiếp tục tăng lãi suất
Báo: vneconomy
Ngày: 21/02/2025
Link đến bài gốc: https://vneconomy.vn/dong-yen-nhat-dat-nhat-hon-2-thang-vi-boj-co-the-tiep-tuc-tang-lai-suat.htm

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

20/02/2025
Những hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 10

Nhiều gian hàng và hoạt động đặc sắc sẽ xuất hiện tại Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 10, diễn ra trong 2 ngày 08 - 09/03/2025 tại Khu B, Công viên 23/09.

Lễ hội Việt – Nhật tại TP. Hồ Chí Minh là hoạt động văn hóa đối ngoại thường niên được tổ chức từ năm 2013, nhằm tăng cường giao lưu văn hóa, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, thắt chặt tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Tiếp nối thành công từ những kỳ tổ chức trước, lễ hội năm nay với chủ đề “Cùng nắm chặt tay nhau - Đến tận mai sau” sẽ được diễn ra trong hai ngày từ 08 - 09/3/2025, tại Khu B Công viên 23/9, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo BTC, quy mô lễ hội sẽ bao gồm khoảng 150 gian hàng thuộc nhiều lĩnh vực như: thương mại, ẩm thực, du lịch, văn hóa và thể thao.

Cụ thể, sẽ có không gian triển lãm thương mại giới thiệu các sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản; không gian ẩm thực giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam và Nhật Bản; không gian quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Nhật Bản; không gian quảng bá văn hóa, thể thao và giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh và Nhật Bản…

Ngoài ra, như một điểm thu hút chính của lễ hội là các tiết mục biểu diễn giao lưu văn hóa - nghệ thuật. Nhóm nhạc Nhật Bản PSYCHIC FEVER from EXILE TRIBE từng biểu diễn tại lễ hội năm 2024 sẽ có sự trở lại trong năm nay. Những tên tuổi nổi tiếng như ca sĩ Quang Hùng MasterD, ca sĩ Mỹ Mỹ và nhiều nghệ sĩ, vận động viên Nhật Bản khác cũng hứa hẹn mang đến những tiết mục thú vị, đốt cháy sân khấu của chương trình.

Vòng chung kết cuộc thi cosplay WCS Vietnam (TOUCH Cosplay Vietnam Cup), tiết mục biểu diễn thư pháp "SHODO PERFORMANCE KOSHIEN" và biểu diễn cắm hoa của nghệ sĩ Nhật Bản KAORUKO cũng sẽ là những hoạt động bạn không nên bỏ lỡ.

le-hoi-viet-nhat-2025-lich-trinh
Lịch biểu diễn trên sân khấu của lễ hội. Ảnh: japan-vietnam-festival.jp

* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: Những hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 10
Báo: kilala
Ngày: 19/02/2025
Link đến bài gốc: https://kilala.vn/tin-tuc/nhung-hoat-dong-hap-dan-tai-le-hoi-viet-nhat-lan-thu-10.html

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban


 

19/02/2025
TPHCM mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực

Chiều 17-2, đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM có buổi tiếp ông Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam.

Vui mừng chào đón Đại sứ Ito Naoki đến thăm và làm việc tại TPHCM, đồng chí Nguyễn Thanh Nghị khẳng định quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trong 50 năm qua. Điều này được minh chứng rõ nét qua các trao đổi sống động và thực chất giữa hai bên trong các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư đến văn hóa, giáo dục, y tế…

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, đồng thời là nhà đầu tư lớn thứ 3 của Thành phố. Thành phố luôn coi trọng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các đối tác Nhật Bản và mong muốn trong tương lai, mối quan hệ này sẽ ngày càng bền chặt. Với tiềm năng, thế mạnh và các cơ chế, chính sách vượt trội đã được Quốc hội, Chính phủ cho phép, TPHCM mong muốn thúc đẩy chương trình hợp tác với Nhật Bản trong các lĩnh vực như phát triển đô thị bền vững, giảm phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, củng cố các chuỗi cung ứng, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, y tế, du lịch, văn hóa, phát triển lực lượng tay nghề cao, giao lưu nhân dân.

Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, TPHCM luôn xem nguồn vốn ODA của Nhật Bản là nguồn lực quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng. Trong năm 2024 vừa qua, các dự án sử dụng ODA Nhật Bản đã đạt nhiều bước tiến quan trọng. Cụ thể, tuyến metro số 1 đã chính thức được đưa vào vận hành trong niềm phấn khởi của người dân Thành phố.

Trước đó, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thuộc Dự án Cải thiện Môi trường nước Thành phố giai đoạn 2 đã chính thức đi vào vận hành. Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Thành phố đang tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tồn đọng của tuyến metro số 1, nhanh chóng giải quyết những phát sinh và đảm bảo quyền lợi của nhà thầu trên cơ sở tuân thủ pháp luật và các điều khoản hợp đồng.

Đại sứ Ito Naoki đồng tình với đề xuất đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, hợp tác y tế, giao lưu nhân dân, du lịch, chuyển đổi số, phát triển đô thị bền vững của đồng chí Nguyễn Thanh Nghị. Đại sứ nhấn mạnh quan hệ với Việt Nam đóng vai trò quan trọng và cho rằng TPHCM vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Môi trường kinh doanh tại TPHCM hiện đang được cải thiện và sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư của Nhật Bản trong thời gian tới. Đại sứ Nhật Bản cũng mong sự hỗ trợ từ chính quyền TPHCM để thực hiện các dự án đang triển khai tại TPHCM, cũng như tiếp tục thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường TPHCM.
* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: TPHCM mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực
Báo: sggp.org.vn
Ngày: 19/02/2025
Link đến bài gốc: https://www.sggp.org.vn/tphcm-mong-muon-tiep-tuc-thuc-day-hop-tac-voi-nhat-ban-tren-nhieu-linh-vuc-post782267.html

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

18/02/2025
Hoa anh đào Atami khoe sắc sớm tại thành phố biển của Nhật Bản

Khác với loài hoa anh đào Somei Yoshino truyền thống có màu trắng phớt hồng và thường nở vào cuối tháng Ba, hoa anh đào Atami lại có màu đậm hơn và bắt đầu nở từ cuối tháng Một đến giữa tháng Hai khi thời tiết vẫn còn lạnh giá.

Năm nay, lễ hội hoa anh đào tại Atami, tỉnh Shizuoka diễn ra từ ngày 19/1-24/2 khi những bông hoa đầu tiên bắt trong thành phố bắt đầu nở.

Và đến giữa tháng Hai cũng chính là lúc hoa anh đào Atami nở rộ, nhuộm hồng khắp khu vực dọc ven sông Ito, trung tâm thành phố biển Atami.

Không chỉ người dân địa phương và du khách từ khắp nơi cũng đã đổ về con sông này để được chiêm ngưỡng hoa anh đào ngay giữa mùa Đông.

Có một điều thú vị, đó là hoa anh đào Atami không phải có nguồn gốc từ Nhật Bản và vốn là giống hoa anh đào mùa Đông của Ấn Độ.

Loài hoa này được người Italy mang đến trồng tại Atami vào năm 1871. Tới năm 1977, chính quyền thành phố Atami đã chỉ định giống hoa anh đào này loại cây biểu tượng của thành phố và trồng thêm ở nhiều nơi khác.
* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: Hoa anh đào Atami khoe sắc sớm tại thành phố biển của Nhật Bản
Báo: baomoi
Ngày: 18/02/2025
Link đến bài gốc: https://baomoi.com/hoa-anh-dao-atami-khoe-sac-som-tai-thanh-pho-bien-cua-nhat-ban-c51491456.epi

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

17/02/2025
GDP của Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng dương

VOV.VN - Bất chấp thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp cùng vật giá không ngừng leo thang, trong năm 2024, kinh tế Nhật Bản liên tục gặt hái những thành công mới.

Theo thống kê và tính toán do Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản vừa công bố, từ tháng 10 - tháng 12/2024, tỷ lệ tăng trưởng trung bình Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội (GDP) của nước này đạt 1,32%.

Đây là kỳ thứ 3 liên tiếp trong năm tài chính 2024 (tính từ 1/4/2024-31/3/2025), GDP thực chất của Nhật Bản đạt mức tăng trưởng dương và kỳ sau luôn cao hơn kỳ trước. Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản cũng đưa ra một vài con số đáng chú ý khác như: kim ngạch xuất khẩu tăng 0,53%, thu nhập bình quân đầu người tăng 0,05%... và nhận định đây là những khởi sắc đáng ghi nhận của nền kinh tế đứng thứ tư thế giới.

Chính phủ Nhật Bản cũng có cách nhìn lạc quan về tình hình kinh tế trong giai đoạn hiện tại. Theo ông Hayashi Yoshimasa – Bộ trưởng chánh văn phòng nội các Nhật Bản, kinh tế nước này đang cho thấy những khởi sắc nhất trong 30 năm qua, với những khởi sắc này, kinh tế Nhật Bản sẽ không bị quay lại tình trạng giảm phát, mà sẽ trở thành mô hình tăng trưởng mới. Bộ trưởng Hayashi cho biết, tới đây, Nhật Bản sẽ tập trung phát triển kinh tế dựa vào việc tăng thu nhập của doanh nghiệp và người lao động, cùng việc thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ hơn.

Ông Hayashi nhấn mạnh: “Nhìn từ các chỉ số tiêu dùng thực chất có thể thấy, giá phương tiện giao thông, giá điện và khí đốt... đang ở trong xu thế giảm dần. Do đó, có thể nói, Chính phủ đang thực hiện một cách bền vững mục tiêu thúc đẩy một nền kinh tế mà thu nhập của người dân cao hơn mức tăng của vật giá. Tới đây, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm phục hồi mạnh mẽ thu nhập cá nhân của người lao động”.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế Nhật Bản vẫn tỏ ra rất lo ngại về chính sách thuế của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump khi đưa ra nhận định, chỉ riêng mức thuế mà Washington dự định áp dụng cho ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ làm GDP của nước này giảm từ 0,08%-0,2%.
* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: GDP của Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng dương
Báo: vov
Ngày: 17/02/2025
Link đến bài gốc: https://vov.vn/kinh-te/gdp-cua-nhat-ban-tiep-tuc-dat-muc-tang-truong-duong-post1154948.vov

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

14/02/2025
Hợp tác địa phương là kênh thực chất trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản với sự tin cậy chính trị cao, hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, gắn kết nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo, hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân được thúc đẩy mạnh mẽ. Chính phủ Việt Nam luôn coi hợp tác địa phương là kênh quan trọng thực chất trong triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản.

Đánh giá quan hệ hợp tác giữa thành phố Fukushima với Việt Nam ngày càng được quan tâm và thúc đẩy tích cực, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ cảm ơn sự quan tâm và chỉ đạo của Thị trưởng Kohata cũng như sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại thành phố Fukushima .

Thị trưởng thành phố Fukushima, tỉnh Fukushima, Nhật Bản
Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ mong muốn doanh nghiệp Fukushima tăng cường đầu tư vào Việt Nam, mời thành phố Fukushima cử đoàn tham gia diễn đàn kết nối với địa phương Việt Nam-Nhật Bản vào cuối năm 2025. (Ảnh: Quang Hòa)

Thị trưởng thành phố Fukushima Kohata Hiroshi bày tỏ vui mừng được đến chào Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ nhân dịp lần đầu tiên thăm Việt Nam. Nhất trí với các ý kiến của Thứ trưởng Thường trực, ông Kohata khẳng định, thành phố Fukushima mong muốn thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam, doanh nghiệp thành phố Fukushima đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, tiếp nhận ngày càng nhiều thực tập sinh và lao động Việt Nam sang học tập và làm việc, đồng thời mở thêm các chuyến bay nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch giữa thành phố Fukushima và Việt Nam.

Thông tin về kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới, với mục tiêu phấn đấu trở thành nước phát triển có thu nhập cao trong năm 2045, tăng trưởng 2 con số từ năm 2026, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ đề nghị thành phố Fukushima chia sẻ kinh nghiệm trong việc khắc phục các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển như môi trường, già hóa dân số; mong muốn các doanh nghiệp Fukushima đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực có thế mạnh, mời thành phố Fukushima cử đoàn tham gia diễn đàn kết nối với địa phương Việt Nam-Nhật Bản dự kiến tổ chức vào cuối năm 2025.

Nhân dịp này, Thị trưởng Kohata bày tỏ cảm ơn và mong muốn Bộ Ngoại giao tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các hoạt động của thành phố Fukushima, cũng như thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa thành phố Fukushima với các địa phương Việt Nam trong thời gian tới.
* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: Hợp tác địa phương là kênh thực chất trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
Báo: baoquocte
Ngày: 14/02/2025
Link đến bài gốc: https://baoquocte.vn/hop-tac-dia-phuong-la-kenh-thuc-chat-trong-quan-he-viet-nam-nhat-ban-304202.html

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko 
Link việc làm: https://www.vietseiko.com/viec-lam-xkld-nhat-ban

13/02/2025
Khách tham quan Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima tăng cao kỷ lục

Giới chức cho biết, tính từ đầu năm tài chính hiện tại đến ngày 10-2 vừa qua, bảo tàng đã đón 1.984 triệu lượt khách. Mặc dù còn gần 2 tháng nữa mới kết thúc năm tài chính hiện tại, nhưng con số này đã vượt 2.000 người so với kỷ lục ghi nhận vào năm tài chính năm ngoái.

Tọa lạc bên trong Công viên Hòa bình Hiroshima, bảo tàng lưu trữ khoảng 22.000 hiện vật mô tả thiệt hại gây ra từ vụ ném bom nguyên tử năm 1945, trong đó có cả đồ đạc của những nạn nhân đã thiệt mạng.

Theo giới chức bảo tàng, kỷ lục mới này là do cảm giác ngày càng tăng của người dân trên khắp thế giới rằng môi trường an ninh quốc tế đã trở nên bất ổn và hòa bình đang bị đe dọa. Họ cũng nói rằng bảo tàng đã thu hút sự chú ý toàn cầu kể từ khi Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) được tổ chức năm 2023 tại thành phố đã từng hứng chịu bom nguyên tử này.

Ông Ishida Yoshifumi, Giám đốc bảo tàng cho biết phong trào yêu cầu bãi bỏ vũ khí hạt nhân đang phát triển mạnh mẽ khi nhóm Nihon Hidankyo, tổ chức gồm các nạn nhân bom nguyên tử của Nhật Bản được trao giải Nobel Hòa bình năm ngoái.

Nhưng ông cũng lưu ý rằng có một sự lo lắng ngày càng tăng trên toàn thế giới về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông Ishida cũng kêu gọi có thêm nhiều người đến thăm bảo tàng để chứng kiến thực tế hậu quả của các vụ ném bom nguyên tử.
* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: FDI Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng năm 2025
Báo: baomoi
Ngày: 13/02/2025
Link đến bài gốc: https://baomoi.com/khach-tham-quan-bao-tang-tuong-niem-hoa-binh-hiroshima-tang-cao-ky-luc-c51450337.epi

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko 
Link việc làm: Danh sách việc làm tại Việt Nam

12/02/2025
FDI Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng năm 2025?

DI Nhật Bản tăng mạnh trong tháng 1/2025

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 1/2025, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, vốn đăng ký tăng thêm và vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong năm 2025. Ảnh mnh hoạ
Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong năm 2025. Ảnh mnh hoạ

Trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 599,09 triệu USD, đây là tổng vốn đầu tư của 21 dự án đăng ký mới, với tổng vốn đăng ký 52,12 triệu USD; 13 dự án đăng ký điều chỉnh vốn, với số vốn tăng thêm là 529,68 triệu USD và 14 giao dịch góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đăng ký 17,30 triệu USD.

Kết quả đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong tháng 1/2025 có sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm 2024 với mức tăng 665% (cùng kỳ năm 2024 các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam 78,32 triệu USD). Đặc biệt, với tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam đạt gần 600 triệu USD trong tháng 1/2025 đã đưa Nhật Bản đứng thứ 3 trong tổng số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025, sau Hàn Quốc với trên 1,254 tỷ USD và Singapore với 1,244 tỷ USD.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vài Việt Nam 5.512 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 78,28 tỷ USD, Nhật Bản cũng đứng thứ 3 trong tổng số 149 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, sau Hàn Quốc với trên 92 tỷ USD và Singapore với trên 84 tỷ USD.

Thống kê cho thấy, FDI của Nhật Bản tại Việt Nam tập trung tại nhiều lĩnh vực, bao gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; năng lượng; thương mại – dịch vụ; giáo dục; bất động sản… trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chiếm ưu thế với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Canon, Yamaha,… các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đặt niềm tin vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Ảnh minh hoạ
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đặt niềm tin vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Cơ hội thu hút FDI Nhật Bản

Theo kết quả “Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2024” được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội công bố mới đây, có tới 56,1% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có mong muốn mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới, đứng đầu khu vực ASEAN. Được biết, khảo sát này được JETRO thực hiện thông qua bảng câu hỏi về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, châu Đại Dương. Trong số 5.007 doanh nghiệp trả lời hợp lệ, có 863 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, nhiều nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ tại châu Á, châu Đại Dương.

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2025, so với (kỳ vọng) năm 2024, có 50,4% doanh nghiệp dự báo sẽ “cải thiện”. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục kỳ vọng vào kết quả kinh doanh khả quan tiếp nối năm 2024. Lý do cải thiện lợi nhuận kinh doanh năm 2024 của ngành chế tạo chủ yếu là do “nhu cầu tại thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa tăng”.

Ông Takeo Nakajima – nguyên Trưởng đại diện JETRO Hà Nội từng đưa ra nhận định: Việt Nam là quốc gia được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên thứ 2 về mở rộng sản xuất kinh doanh sau Mỹ. Việt Nam là một trong số những điểm đến đầu tư cạnh tranh nhất trong khu vực châu Á hiện nay. Lý do là bởi Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có sự ổn định về chính trị và tiềm năng phát triển.

Cũng theo ông Takeo Nakajima, có 2 yếu tố quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn khi quyết định đầu tư, đó là cơ hội kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Với các doanh nghiệp chất lượng cao thì có thêm những lợi thế về cơ sở hạ tầng và ưu tiên, ưu đãi đầu tư. Trong đó cơ hội kinh doanh vẫn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất.

Đặc biệt, doanh nghiệp FDI Nhật Bản nói riêng và doanh nghiệp FDI nói chung đều có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế, cắt giảm thủ tục hành chính… chỉ cần đáp ứng được các yêu cầu này thì Việt Nam sẽ là điểm đến của doanh nghiệp FDI, trong đó có doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản.

Mặc dù các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đang đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, theo khảo sát của JETRO năm 2024, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá thủ tục hành chính của Việt Nam liên quan đến phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, thay đổi giấy chứng nhận đầu tư… còn phức tạp. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và việc thực thi một số thủ tục liên quan đến nhập khẩu sản phẩm, giấy phép kinh doanh và thuế còn thiếu minh bạch.

Để khắc phục những tồn tại này, tại báo cáo Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên của Chính phủ trình Quốc hội mới đây đã yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, các khó khăn vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Doanh nghiệp FDI Nhật Bản nói riêng và doanh nghiệp FDI nói chung đều có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế, cắt giảm thủ tục hành chính… chỉ cần đáp ứng được các yêu cầu này thì Việt Nam sẽ là điểm đến của doanh nghiệp FDI, trong đó có doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản.

* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: FDI Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng năm 2025
Báo: congthuong
Ngày: 12/02/2025
Link đến bài gốc: https://congthuong.vn/fdi-nhat-ban-vao-viet-nam-se-tang-nam-2025-373327.html

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko 
Link việc làm: Danh sách việc làm tại Việt Nam

11/02/2025
Lan tỏa dạy và học tiếng Việt tại Nhật Bản

Ngày 9/2, Kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 8 đã diễn ra tại Đại học Osaka (Nhật Bản).

Kỳ thi do Hiệp hội tổ chức kỳ thi năng lực Việt ngữ (VTS) tổ chức với sự phối hợp của Trường Đại học Osaka, Trung tâm Việt Nam học, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJECPA) và Học viện ngoại ngữ Kanda Tokyo.

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, kỳ thi năm nay nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các thí sinh từ nhiều địa phương trên khắp Nhật Bản, với 20 địa phương có thí sinh tham dự. Thi năng lực tiếng Việt tại Osaka chia thành 3 cấp độ gồm cấp A, cấp B và cấp C.

Năm nay có 100 lượt thí sinh đăng ký thi cấp A, 58 lượt thí sinh đăng ký thi cấp B và 7 lượt thí sinh đăng ký thi cấp C. Thí sinh nhiều tuổi nhất là 70 tuổi, đăng ký thi cấp A và B, trong khi thí sinh nhỏ tuổi nhất là 8 tuổi, đăng ký thi cấp A. Lệ phí thi cấp A là 5.000 yen, cấp B là 9.000 yen và cấp C là 11.000 yen. Một thí sinh có thể dự thi cả hai cấp cùng lúc.

Phần lớn thí sinh là những người có mong muốn làm việc liên quan đến tiếng Việt hoặc có bố mẹ là người gốc Việt. Bên cạnh đó, nhiều thí sinh cho biết họ học tiếng Việt vì có bạn bè Việt Nam hoặc đã từng đến Việt Nam và yêu quý đất nước, con người, đặc biệt là những món ăn hấp dẫn của Việt Nam.

Em Kagawa Naho, 18 tuổi, có mẹ là người Việt Nam bày tỏ mong muốn học tiếng Việt để có thể nói chuyện với mẹ và ông bà ngoại, cũng như có thể làm công việc liên quan đến tiếng Việt trong tương lai.

Em Nakamura Yuki chia sẻ đây là lần thứ 2 tham gia kỳ thi năng lực tiếng Việt tại Osaka. Em mong muốn được đến Việt Nam làm việc và sẽ học thật tốt tiếng Việt.

Ông Yanagichi Taiyo, 70 tuổi, thi sinh cao tuổi nhất và đã nghỉ hưu, cho biết ông thường xuyên sang Việt Nam vì có nhiều bạn bè Việt Nam. Ông rất thích cuộc sống ở Việt Nam và mục đích học tiếng Việt là để hòa nhập với đất nước mà ông mong muốn được sinh sống lâu dài.

Kỳ thi năng lực tiếng Việt được coi là cầu nối ngôn ngữ giữa hai nước trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện. Bên cạnh đó, cùng với việc cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng tăng, nhu cầu về giao tiếp ngôn ngữ mẹ đẻ trở nên quan trọng và cấp thiết trong các gia đình Việt.

Chủ tịch Hội đồng thi, Giáo sư Shimizu Masaki - Trưởng Bộ môn tiếng Việt tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Osaka - cho biết kỳ thi năng lực tiếng Việt được tổ chức từ năm 2020 với mục đích lan tỏa, dạy và học tiếng Việt tại Nhật Bản.

Theo Giáo sư, dự kiến năm 2026, kỳ thi tiếng Việt này sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận. Giáo sư Shimizu bày tỏ, do Việt Nam và Nhật Bản đã là Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2023 nên kỳ thi cũng là một trong những nỗ lực để tăng cường mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai.

Bà Lê Thương - Hiệu trưởng Trường Việt ngữ Cây Tre, Giám đốc Trung tâm Việt Nam học, đơn vị đồng tổ chức kỳ thi - cho biết với mong muốn lan tỏa và nâng tầm ngôn ngữ Việt tại Nhật Bản, trung tâm tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến tiếng Việt tại vùng Kansai, trong đó có kỳ thi năng lực tiếng Việt. Đây là kỳ thi được tổ chức định kỳ vào tháng 2 và tháng 8 hằng năm, thu hút đông đảo thí sinh từ các địa phương gần Osaka tham dự.

Chủ tịch Hiệp hội VTS, ông Kenji Tomita - nguyên Trưởng Bộ môn tiếng Việt tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Osaka - là người có tình yêu với tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu, ông đã nỗ lực đóng góp cho sự phát triển mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản bằng việc tổ chức các kỳ thi năng lực tiếng Việt với mong muốn thúc đẩy việc học tiếng Việt cho trẻ em thế hệ thứ 2 và thứ 3 của các gia đình tại Nhật có bố, mẹ là người Việt cũng như những người bạn Nhật yêu tiếng Việt.

Giáo sư Tomita cho biết Hiệp hội VTS Japan ra đời với sứ mệnh thúc đẩy và phát triển nhiều hoạt động trao đổi giữa Nhật Bản và Việt Nam thông qua thực hiện các hoạt động nâng cao trình độ giáo dục và nghiên cứu tiếng Việt, qua đó đóng góp vào sự phát triển giáo dục và học thuật của Nhật Bản cũng như vào sự hiểu biết và tình hữu nghị quốc tế.

Theo kế hoạch, kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 9 sẽ diễn ra vào tháng 8/2025 tại Osaka và Tokyo.

* NGUỒN THAM KHẢO 

Bài viết: Lan tỏa dạy và học tiếng Việt tại Nhật Bản
Báo: baomoi
Ngày: 11/02/2025
Link đến bài gốc: https://baomoi.com/lan-toa-day-va-hoc-tieng-viet-tai-nhat-ban-c51436250.epi?gidzl=5nZCGkbqrciH0CLCwMFLQ10Apq3rP8yq3mpBHg1bs6vSN9XBeZEDQmqAcK_mPjzi2bdC7M7BMY8GxdhMQW

Nhà tuyển dụng: Công Ty TNHH Vietseiko 
Link việc làm: Danh sách việc làm tại Việt Nam
 

10/02/2025
Nhật Bản cho phép công dân nước ngoài tham gia các chương trình lao động

ANTD.VN - Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch cho phép công dân nước ngoài tham gia vào các chương trình lao động như một phần trong nỗ lực giảm bớt tình trạng thiếu người lao động nghiêm trọng.

Các quy định mới được đề xuất lên Chính phủ Nhật Bản nhằm nới lỏng việc công dân nước ngoài có thể làm việc trong các ngành nghề dịch vụ ăn uống và ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp, đây là những ngành nghề mà đất nước này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt người lao động.

Các đề xuất đã được trình lên trong cuộc họp đầu tiên của hội đồng Bộ Tư pháp Nhật Bản, Chính phủ đặt mục tiêu sửa đổi các hướng dẫn hoạt động liên quan tới từng lĩnh vực dựa trên luật kiểm soát nhập cư hoàn thiện sớm nhất trong quý 1/2025.

Nhật Bản đang có kế hoạch cho phép người nước ngoài làm việc trong ngành dịch vụ chăm sóc tại nhà. Ảnh: GETTY
Nhật Bản đang có kế hoạch cho phép người nước ngoài làm việc trong ngành dịch vụ chăm sóc tại nhà. Ảnh: GETTY

Trong lĩnh vực chăm sóc và điều dưỡng, người nước ngoài hiện không thể làm việc trong ngành dịch vụ chăm sóc tại nhà, họ sẽ được phép làm việc nếu như đáp ứng một số điều kiện nhất định chẳng hạn như được đào tạo bài bản.

Đối với lĩnh vực dịch vụ ăn uống và giải trí, các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh hiện đang bị loại ra khỏi kế hoạch tuyển dụng. Chính phủ chỉ cho phép công dân nước ngoài làm việc tại các nhà hàng nằm trong khuôn viên của khách sạn. Ngoài ra Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng số lượng công dân nước ngoài làm việc tại các nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp. Đây là một trong những sự chuẩn bị cần thiết, các doanh nghiệp dự kiến sẽ thành lập một đội phụ trách, kiểm tra và đánh giá kỹ năng cho người lao động nước ngoài.

Nhằm mục đích giới thiệu chương trình phát triển kỹ năng mới trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2027, chính phủ Nhật Bản đang bắt đầu lên kế hoạch công bố các sắc lệnh về quy tắc hoạt động vào mùa hè năm nay.